Đừng ảo tưởng vào nước ngoài trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo!
Trước những căng thẳng trên biển Đông trong thời gian vừa qua, ngày 20/7/2019, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên tiếng phản đối các hoạt động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc: "Các hành động khiêu khích lặp đi lặp lại của Trung Quốc nhắm vào hoạt động dầu khí ngoài khơi của các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông đang đe dọa tới an ninh năng lượng khu vực và làm suy yếu thị trường năng lượng tự do và cởi mở tại Ấn Độ-Thái Bình Dương”. Sau lời tuyên bố của Trung Quốc, nhiều anh chị dân chủ ở trong nước ào ào lên tiếng cảm ơn Mỹ, thậm chí có anh còn mong muốn Mỹ giúp đỡ Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo.
xem thêm
xem thêm
Tất nhiên, việc Mỹ lên tiếng về các hành động khiêu khích của phía Trung Quốc là điều đáng hoan nghênh, thể hiện sự phản đối của cộng đồng quốc tế đối với các hành động của Trung Quốc và càng thể hiện tính chính nghĩa, tuân thủ pháp luật quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, việc ảo tưởng vào sự giúp đỡ của Mỹ trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo thì có phần huyễn hoặc, thậm chí không khác gì “đuổi cọp cửa trước, rước beo cửa sau”. Và lịch sử đã cung cấp rất nhiều các minh chứng rõ nét. Sau Tuyên bố Thượng Hải năm 1972, Mỹ - mặc dù là đồng minh của Việt Nam Cộng hòa đã bỏ mặc Trung Quốc chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Mặc dù quân đội Mỹ lúc đó vẫn hiện diện tại miền Nam, hạm đội 7 vẫn nằm trong khu vực biển Đông, nhưng hải quân Mỹ đã “bỏ rơi” quân đội Việt Nam cộng hòa, để quân đội Trung Quốc yếu hơn nhiều về sức mạnh quân sự, chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam sau trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19/2/1974. Theo tài liệu của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Trung Quốc đã thoả thuận với chính quyền Nixon một cuộc mua bán bẩn thỉu trên lưng nhân dân Việt Nam, thể hiện trong Thông cáo Thượng Hải. Theo đó, Trung Quốc mưu toan dùng “con bài Việt Nam” để ngoi lên địa vị một cường quốc lớn, bình thường hoá quan hệ Trung – Mỹ và giải quyết vấn đề Đài Loan. Còn chính quyền Nixon có thể cứu vãn và khôi phục địa vị trên thế giới đã bị suy yếu nghiêm trọng do hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam và bắt đầu thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” nhằm rút được quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam mà vẫn giữ được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Do vậy, chính quyền Nixon đã không có bất cứ động thái nào đáp ứng lời cầu cứu của chính quyền VHCN khi quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm lược.
Và đây cũng chính là bài học lịch sử về việc chúng ta phải không ngừng nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tận dụng sự ủng hộ của quốc tế nhưng phải trên cơ sở phát huy tự lực, tự cường chứ không thể chỉ trông chờ, dựa dẫm vào những lực lượng từ bên ngoài để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền quốc gia của chúng ta! Mới đây thôi, Philippines – một đồng minh của Mỹ, có căn sự của Mỹ trên đất nước mình nhưng cũng đành bó tay nhìn Trung Quốc chiếm trọn bãi cạn Scarborough mà không làm gì được.
Nói thế để thấy, bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia là hoàn toàn tự lực, không thể dựa vào bất cứ quốc gia nào, vì dễ dàng trở thành con cờ trong bàn cờ chính trị của họ, dễ dàng bị mua bán sau lưng và người chịu thiệt thòi luôn là chúng ta. Thế nên đừng ảo tưởng vào sự giúp đỡ của nước nào trong công cuộc bảo vệ đất nước
Nhận xét
Đăng nhận xét