BÁO CHÍ VÀ CHIÊU TRÒ GIẬT TÍT CÂU VIEW VỤ CHÁY NHÀ MÁY RẠNG ĐÔNG!
Vụ việc cháy xảy ra tại nhà máy Công ty Cổ phần bóng đèn Phích nước Rạng Đông (Hạ Đình, Hà Nội) được sự quan tâm rất lớn của dư luận và báo chí. Chỉ trong vài ngày, hàng trăm bài báo về vụ việc này đã được đăng tải trên báo chí. Thế nhưng, bên cạnh nhiều người tốt, nhà báo tốt, phóng viên tốt không thể tránh khỏi có những kẻ luôn rắp tâm “rậu đổ bìm leo”. Trên không gian mạng và thậm chí cả trên một số tờ báo chính thống đã bắt đầu có những thông tin, bài viết theo hướng suy diễn chủ quan, thổi phồng sự thật mà người đời hay gọi là “bơm vá đểu”. và cũng có cả những cách giật tít tin bài không nhất quán, thậm chí là ngoa ngôn, lộng ngữ.
Một bài viết trên báo Thanh niên |
Đơn cử là bài báo đăng trên báo Thanh Niên Onlines ngày 5-9-2019 của một phóng viên (hay cộng tác viên gì đó) có bút danh Lê Quân. Trong khi lãnh đạo và các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội và các bộ, ngành, dù có muộn, nhưng đã và đang tiến hành nhiều biện pháp để hạn chế thiệt hại do sự phát tác của chất độc hại gây ra trong vụ cháy thì người này đã giật một cái tít xanh rờn: “Sự cố cháy công ty Rạng Đông: Chính quyền Hà Nội đã vô trách nhiệm như thế nào ?”
Chắc hẳn tác giả Lê Quân cũng biết rằng khi người ta dùng các cụm từ: “Chính quyền Bắc Kinh”, “Chính quyền Washington”, “Chính quyền Bangkok”, “Chính quyền Seul”.v.v… không phải là để chỉ chính quyền các thành phố đó mà là để chỉ chính quyền các quốc gia có các thành phố đó là thủ đô của họ. Vậy thì khi tác giả dùng cụm từ “Chính quyền Hà Nội” thì vô hình chung, anh ta đã đề cập đến chính quyền Việt Nam chứ không còn là chính quyền thành phố Hà Nội nữa.
Một bài viết trên Zing.vn |
Thêm vào đó, nói chính quyền thành phố Hà Nội vô trách nhiệm là không đúng. Bởi chưa có kinh nghiệm ứng phó với các sự cố cháy nổ có yếu tố nguyên nhiên liệu độc hại nên phản ứng của chính quyền thành phố Hà Nội đối với vụ việc này là chậm chạp và chưa thực sự quyết đoán. Nhưng lợi dụng sự chậm chạp, thiếu quyết đoán ấy mà cáo buộc cho người ta là vô trách nhiệm thì quả là một sự thổi phồng và cũng là một sự vô trách nhiệm còn nghiêm trọng hơn. Là nhà báo, là phóng viên không chỉ cần có tài quan sát, đánh giá, viết giỏi mà còn cần phải có đạo đức, có trách nhiệm với độc giả chứ không phải đã mang danh là có thể nói cho sướng cái miệng của mình, viết cho hả cái lòng dạ hẹp hòi của mình.
Trong một bài báo có nhan đề ‘Vụ cháy Công ty Rạng Đông: Quận Thanh Xuân vô trách nhiệm” đăng trên báo Tiền Phong ngày 5-9-2019 cũng có sự vơ đũa cả nắm. Quận Thanh Xuân không chỉ đơn giản là bộ máy chính quyền Quận Thanh Xuân mà còn bao gồm cả toàn bộ dân chúng cư trú và làm việc trên địa bàn đó, bao gồm nhiều cơ quan, tổ chức chính trị xã hội, trường học, nhà máy… Hơn nữa, giữ tít bài và before cũng có sự tiền hậu bất nhất. Tít thì rút là “vô trách nhiệm” nhưng ở before thì lại viết là “thiếu trách nhiệm”. Những người làm báo cũng như nhiều người hiểu biết về báo chí đều biết rằng trong thời buổi thông tin “nhiều như lá rừng”, lắm khi người đọc chỉ cần đọc và nhớ cái tên bài báo là đủ và cáo tên đó in hằn trong đầu người ta. Trong trường hợp này thì điều đúng nhất là “thiếu trách nhiệm” lại được “giấu” ở before, còn cái sự nói quá lên là “vô trách nhiệm” thì lại được trưng ra trên title. Hẳn là cũng có sự cố tình.
Trong một trường hợp nói cho sướng mồm khác trên trang tin Zing New, ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc một tổ chức phi lợi nhuận có tên “Trung tâm Con người và Thiên nhiên” còn ngoa ngôn hơn nữa khi cho rằng “Vô cảm, bưng bít trong vụ cháy Rạng Đông. Thảm họa chồng thảm họa”. Ô hay ? Một sự cố được các cơ quan khoa học đầu ngành của nhà nước đánh giá là ở mức độ trung bình, nghĩa là chỉ ở tầm cấp cơ sở (cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) mà ông này lại muốn “nâng tầm” cho nó thành “thảm họa” là sao ? Ngay cả những nhà khoa học cũng như lãnh đạo một số ngành đã trực tiếp đến hiện trường để chỉ đạo thu thập các mẫu vật và có được số liệu để chứng minh cho việc đánh giá đúng phạm vi, mức độ, tính chất nghiêm trọng của vụ việc cũng đều hết sức thận trọng, cân nhắc khi đưa ra các kết luận thì ông Trịnh Lê Nguyên, ngồi trong cái “tháp ngà” Trung tâm Con người và Thiên nhiên lại có thể đưa ra những quy kết “động trời” không khác gì Khổng Minh Gia Cát ngồi trong trướng mà đánh giặc ngoài vạn dặm. Thật đáng chê trách !
Là đồng chí, đồng bào thậm chí là đồng nghiệp với nhau thì khi góp ý, bình phẩm phải chính xác và công tâm, phải trên tinh thần xây dựng, chỉ rõ sai trái, thiếu sót, khiếm khuyết để người được góp ý rút kinh nghiệm và tìm ra biện pháp khắc phục chứ không phải là phê bình theo kiểu “xúc đất đổ đi”. Hơn nữa, một số thế lực lợi ích nhóm cũng thường lợi dụng những vụ việc đặc biệt nghiêm trọng như vụ cháy Công ty Rạng Đông vừa qua để “giật tấm thảm” dưới chân kẻ này, “cưa chân ghế” của người kia, những người không phải là “cây súng, cây táo” của họ. Sâu xa hơn nữa, những bình phẩm, đánh giá kiểu suy diễn, có bé xé ra to, thổi phồng lên, nói vống lên của một số người thích đao to búa lớn, thích khoa trương thanh thế luôn luôn được các phần tử phản động, thù địch những thế lực chống lại Nhà nước Việt Nam ở ngoài nước lợi dụng để xuyên tạc, bôi nhọ, bịa đặt, vu cáo.
Vì vậy, bên cạnh việc triển khai quyết liệt các biện pháp khắc phục hậu quả, chính quyền Thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng kông chỉ “chống hiểu lầm” mà cao hơn là phải quyết liệt trong việc kiểm soát, không để những kiểu phát ngôn bừa bãi, thiếu trách nhiệm, thiếu tinh thần xây dựng như một vài ví dụ nêu trên.
Nhận xét
Đăng nhận xét