Họ có quyền gì can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam?

“Không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác” là nguyên tắc tối thượng được Liên Hợp Quốc đặt ra, đó là quyền tối thượng của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình (như: quyền tự do lựa chọn, tự do xây dựn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội phù hợp với nguyện vọng của nhân dân; quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp…) và quyền độc lập trong quan hệ quốc tế (như: quyền độc lập thiết lập mối quan hệ với bất kỳ quốc gia nào, quyên tự do tham gia vào các tổ chức quốc tế khu vực và phổ cập…). Tuy nhiên, thời gian vừa qua, nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế đã can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam, gây sức ép với chúng ta trong việc thực hiện các chính sách đối nội.

Điển hình, ngày 16/9 vừa qua, tổ chức nhân quyền Freedom Now và hãng luật quốc tế Dechert LLP, đã  gửi đơn lên Nhóm Làm việc của Liên Hiêp Quốc (UN) về bắt giữ người tùy tiện, cáo buộc chính phủ Việt Nam đã vi phạm luật quốc tế khi bắt giữ Phan Kim Khánh. Phan Kim Khánh (25 tuổi) bị công an tỉnh Thái Nguyên bắt giữ hôm 21/3/2017 và bị kết án tù 6 năm và 4 năm quản chế hôm 25/10 cùng năm, với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 bộ Luật Hình sự cũ. Karl Horberg, đại diện của Chương trình Freedom Now, được thông báo của tổ chức này trích lời cho biết: “Những năm qua Việt Nam đã gia tăng việc đàn áp đối lập trên mạng. Việc bỏ tù Phan Kim Khánh là một biểu tượng đáng ngại cho tình trạng tự do internet đang xấu đi. Việc chính quyền tiếp tục giam giữ Khánh đang vi phạm quyền con người căn bản bao gồm quyền tự do bày tỏ ý kiến (của Khánh). Freedom Now kêu gọi chính phủ Việt Nam ngay lập tức trả tự do cho Khánh vô điều kiện; chúng tôi tin tưởng là Nhóm làm việc của UN về bắt giữ người tùy tiện sẽ sớm có kết luận tương tự”.

Có thể thấy, đây là một sự can thiệp thô bạo của một tổ chức phi chính phủ vào công việc nội bộ của nước khác, vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của nhà nước Việt Nam. Pháp luật của Việt Nam không phủ quyền quyền tự do ngôn luận, tự do Internet của người dân, nhưng những quyền đó phải được thực hiện đúng theo quyết định của pháp luật, hoàn toàn không thể lợi dụng các quyền tự do để xâm phạm lợi ích của các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Đối với vụ việc đối tượng Phan Kim Khánh, từ năm 2015 (khi đang là sinh viên Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên), Phan Kim Khánh đã kết nối với một số đối tượng phản động ở hải ngoại lập tài khoản trên mạng xã hội để đăng tải nhiều bài viết có nội dung vu khống, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước; bài viết có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng… Cụ thể, Phan Kim Khánh lập và quản trị 2 blog lấy tên là “Báo Tham nhũng” và “Tuần báo Việt Nam”; 3 trang trên mạng xã hội facebook lấy tên là “Báo Tham nhũng”, “Tuần báo Việt Nam” và “Dân chủ TV”; 2 kênh trên mạng xã hội YouTube lấy tên là “Việt Báo TV” và “Việt Nam online”… Trên các trang này, Phan Kim Khánh liên tục đăng phát nhiều thông tin có nội dung bịa đặt, xuyên tạc, chủ yếu được lấy từ các trang mạng phản động ở nước ngoài nhằm chống phá Nhà nước.

Tại phiên toà, bị cáo Phan Kim Khánh đã khai báo thành khẩn, thừa nhận do kém hiểu biết về chính trị, pháp luật nên đã bị các đối tượng phản động lôi kéo, kích động dẫn đến vi phạm pháp luật. Bị cáo Khánh bày tỏ sự hối tiếc về việc làm của mình và đề nghị Hội đồng xét xử cho được hưởng sự khoan hồng của pháp luật để có cơ hội làm lại cuộc đời. Căn cứ các quy định của pháp luật, tình tiết giảm nhẹ, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Phan Kim Khánh 6 năm tù giam. 

Không chỉ ở Việt Nam, bất cứ quốc gia nào, pháp luật cũng không hề cho phép lợi dụng quyền tự do của người dân để vi phạm pháp pháp, xâm phạm lợi ích của nhà nước và các chủ thể khác. Việc bắt giữ, xét xử Phan Kim Khánh là hoàn toàn đúng pháp luật và chính đối tượng cũng phải thừa nhận hành vi của mình. Thế nên, tổ chức nhân quyền Freedom Now và hãng luật quốc tế Dechert LLP đừng nên khóc mướn cho đối tượng làm gì!

Nhận xét

Bài viết nổi bật

Công an điều tra việc Học bổng Xã hội dân sự VOICE xuất hiện trên Website Đại học Vinh

Thực hư luận điệu “Đảng không có năng lực lãnh đạo phòng, chống tham nhũng”

THỰC TRẠNG “SỢ SAI”, “SỢ TRÁCH NHIỆM”… TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY - ĐÔI ĐIỀU SUY NGẪM