NHỮNG “THẰNG BÁN TƠ” TRONG VỤ 39 NGƯỜI VIỆT TỬ NẠN

Trong “Truyện Kiều” của Đại thi hào Việt Nam Nguyễn Du có nhắc đến một nhân vật nhưng không nêu rõ danh tính. Đó là nhân vật “thằng bán tơ”, được mô tả trong khổ thơ từ câu 585 đến câu 590:
“Điều đâu bay buộc ai làm ?
Này ai đan dậm, giật giàm bỗng dưng ?
Hỏi ra sau mới biết rằng:
Phải tên xưng xuất là THẰNG BÁN TƠ.
Một nhà hoảng hốt ngẩn ngơ,
Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây”

Trong Truyện Kiều, “thằng bán tơ” không có lai lịch, gốc tích. Nhưng hắn lại là nhân vật quan trọng nhất, thêu dệt những chuyện vu cáo, bịa đặt, gây nên vụ án oan tày đình hãm hại cả nhà họ Vương và đẩy Thúy Kiều vào con đường phải bán mình chuộc cha và em. Trong thời buổi hiện đại bây giờ, và nhất là ở xứ cờ hoa dân chủ tự do hay xứ cờ xanh vành sao tròn trĩnh, cứ tưởng rằng những “thằng bán tơ” như thế sẽ không còn chỗ dung thân. Nhưng hóa ra sự đời không đơn giản như thế.
Bởi không gian trên mạng là không gian ẩn danh nên những “thằng bán tơ” ấy lại đội mồ song dậy và hoành hành. Những “thằng bán tơ”ấy suốt ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác đã bịa đặt, xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ chính dân tộc và đất nước mình, nơi mà tổ tiên chúng, ông bà cha mẹ chúng đã sống, đã sinh ra chúng và nuôi chúng khôn lớn để rồi chúng bây giờ, chúng còn tồi tệ hơn cả loài chó phản chủ.
Và dù chúng đã ẩn danh, dùng danh tính giả trên mạng thì người ta vẫn nhận ra chúng, ít nhất cũng với một đặc điểm rất dễ nhận thấy: Chúng là những “THẰNG BÁN TƠ” hiện đại. Và chúng ta hãy xem/nghe qua giọng lưỡi của chúng.
1- Giọng lưỡi của những “THẰNG BÁN TƠ” trong vấn đề hồi hương di hài của 39 nạn nhân thiệt mạng trên xe container tại hạt Essex, nước Anh.
Trên mạng xã hội Facebook mấy ngày qua có hai “thằng bán tơ” có nickname là “Thao Ha” và “Phạm Gấu”. Chúng đăng lên trang cá nhân Facebook của chúng những thông tin giả mạo, vu cáo chính quyền huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đã cho người đến “vận động” gia đình các nạn nhân chết trong xe container đông lại ở anh đóng góp tiền bạc để đưa thi hài nạn nhân là con em họ về nước. Không những thế, chúng còn cảnh báo rằng các gia đình không đưiọc ký bất cứ một giấy tờ nào khác ngoài việc ký giấy nhận thi hài con em mình.
Nickname “Phạm Gấu” còn bịa đặt trắng trợn rằng chính quyền Anh quốc sẽ hỗ trợ 100% kinh phí để vận chuyển thi hài các nạn nhân về Việt Nam với mức chi phímỗi thi hài là 40.000 GP (đồng Bảng Anh). Nghiêm trọng hơn, nickname “Thao Ha” đã tung ra những lời xúc phạm hết sức xằng bậy và bỉ ổi đối với chính quyền Việt Nam. Để thêm “mắm muối, gia vị, dấm ớt” cho những thông tin đầy ý đồ xấu xa của mình, nickname “Thao Ha” còn bịa ra chuyện cuộc làm việc giữa một nhân vật “Đàm Vân” nào đó với gia đình một nạn nhân và nói như đúng rồi rằng “lẽ ra chuyến bay đưa các nạn nhân sẽ được khởi hành vào ngày sớm nhất thì một số việc bất ngờ phía Việt Nam đã xảy ra là gia đình nạn nhân phải ký vào bản cam kết đồng ý để họ đưa tro cốt về và gia đình nạn nhân phải đồng ý hỗ trợ một phần chi phí đưa người thân về…”
Ngay sau khi nắm được những thông tin này, chính quyền huyện Can Lộc, Hà Tĩnh đã hết sức bức xúc trước việc những kẻ đốn mạt “thối mồm” đã trắng trợn vu cáo cho họ. Ông Bùi Huy Cường, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Can Lộc cho biết:
“Việc đưa thi thể từ Anh về Việt Nam rất khó khăn, liên quan đến nhiều vấn đề khác nữa nên nhà chức trách Anh đã lên phương án sẽ hỏa táng sau đó đưa tro cốt về. Sau khi chính quyền vận động, cả 8 gia đình nạn nhân trên địa bàn huyện đã ký vào giấy đồng ý hỏa táng. Tôi khẳng định, không có việc gia đình nạn nhân phải đóng khoản phí nào cho chính quyền để đưa tro cốt về. Chúng tôi cũng đang lên phương án để đến khi tro cốt được đưa về nước, thì đại diện chính quyền địa phương đưa thân nhân ra Hà Nội nhận và đưa về an táng theo phong tục của địa phương.
Khi nghe bất cứ thông tin gì, gia đình các nạn nhân có thể liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam hoặc các cơ quan chức năng để xác định chính xác, tránh những thông tin sai sự thật ảnh hưởng đến quá trình đưa tro cốt của các nạn nhân về quê. Trước đây, trên địa bàn cũng đã có nhiều trường hợp tử vong ở nước ngoài thì phương án đưa ra cũng là hỏa thiêu rồi đưa tro cốt về. Huyện Can Lộc có 7 gia đình đã ký vào đơn đồng ý để đưa tro cốt người thân về nước. Sau khi tro cốt được đưa về nước, chính quyền địa phương cam kết sẽ đưa thân nhân ra Hà Nội nhận và đưa về an táng theo phong tục của địa phương”.
Ngay bản thâh ông Nguyễn Đình Gia, thường trú tại xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, bố đẻ của ah Nguyễn Đình Lượng là một trong 39 nạn nhân tử vong ở Anh cũng cho biết: “Tôi không thấy chính quyền nói đến việc phải đóng tiền để đưa con tôi trở về”.
2- Nghĩa vụ nhân đạo không đồng nghĩa với trách nhiệm bắt buộc.
Có một điều dễ nhận thấy rằng cả “Phạm Cấu” và “Thao Ha” những kẻ tung ra thông tin thất thiệt kể trên có đểu giả, có khốn nạn nhưng lại hoàn toàn mù tịt về luật pháp Việt Nam cũng như công pháp quốc tế về lãnh sự và bảo hộ công dân. Theo các quy định này, để có thể đưa thi hài, hài cốt, di hài của người Việt về nước, gia đình các nạn nhân phối hợi với cơ quan chức năng của Việt Nam phải làm hoàn chỉnh bộ hồ sơ gồm những thủ tục sau đây:
- Đơn đề nghị di chuyển thi hài, hài cốt, tro di hài từ nước ngoài về Việt Nam theo mẫu số 01/NG-LS do Bộ Ngoại giao ban hành.
- Bản sao chụp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh của người chết (nếu có).
- Bản sao chụp giấy phép thường trú tại Việt Nam của người chết (trong trường hợp người chết là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam).
- Bản sao chụp giấy chứng tử (do cơ quan quản lý di trú ở nước có nạn nhân tử vong tại cấp).
- Bản sao chụp giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm dịch y tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (đối với thi hài); giấy chứng nhận khai quật và giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm dịch y tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (đối với hài cốt); giấy chứng nhận hỏa thiêu thi hài (đối với tro cốt).
- Bản chụp đơn xin phép mang thi hài, hài cốt, tro di hài của người thân về chôn cất, bảo quản tại địa phương theo mẫu số 02/NG-LS (do Bộ Ngoại giao ban hành) có xác nhận đồng ý của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn của Việt Nam nơi có cơ quan quản lý nghĩa trang tiếp nhận.

Mặc dù trong thời hiện đại công nghệ tin học phát triển, việc xử lý thông tin về các hồ sơ thủ tục đã thuận tiện hơn những vấn cần nhiều thời gian. Nhất là việc xin cấp phép từ phía nước sở tại, nơi nạn nhân tử vong.
Còn về phía Anh, đại diện Bộ Nội vụ Anh đã phát biểu: “Trước những hoàn cảnh bi thảm như vậy, chúng tôi đã tiến hành một số dàn xếp để hỗ trợ gia đình các nạn nhân có nguyện vọng muốn đến Anh. Những hỗ trợ này bao gồm miễn lệ phí visa và các hỗ trợ tại chỗ khác ở Việt Nam”. Điều đó có nghĩa là phía Anh sẵn sàng miễn phí thị thực nhập cảnh cho thân nhân các nạn nhân muốn sang Anh để trực tiếp hộ tống di hài của con em họ về nước chứ không phải là Chính phủ Anh sẽ chi trả toàn bộ tiền đưa di hài tro cốt các nạn nhân về nước như sự bịa đặt của hai nickname “Thao Ha” và “Phạm Gấu” nói trên. Lại càng không thể có chuyện thân nhân của 39 nạn nhân kia được đài thọ toàn bộ chi phí để đưa di hài các nạn nhân về nước.

Nhà nước Việt Nam thực hiện nghĩa vụ nhân đạo với công dân Việt Nam tử vong ở nước ngoài vì hành vi vượt biên trái phép, trốn ở lại nước ngoài trái phép không có nghĩa là phải thực hiện trách nhiệm bắt buộc như đối với các truwofng hộ người Việt Nam xuất cảnh hợp pháp, đi nước ngoài hợp pháp nhưng không may tử nạn trước thời hạn phải về nước. Bởi 39 người ra đi và bỏ mạng ở xứ người ấy trước hết là do hành vi trốn ở lại nước ngoài trái phép của họ. Nhưng vì họ đã tử vong nên chính quyền nước sở tại (cụ thể trong trường hợp này là nước Anh) không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ về tội nhập cư trái phép. Và chính quyền Việt Nam cũng không truy cứu trách nhiệm hành chính đối với họ về lỗi ở lại nước ngoài trái phép. Không những thế, cả chính quyền Anh và Việt Nam đều phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện tối đa cho thân nhân các nạn nhân có thể hồi hương di hài tro cốt của họ về Việt Nam trong thời gian sớm nhất mặc dù phải trải qua nhiều thủ tục bắt buộc do luật pháp Anh, luật pháp Việt Nam và các công ước quốc tế quy định
Vì vậy, đừng nên nghĩ đến việc “được voi đòi tiên” !
3- Vạch mặt sự giả mạo và mưu đồ xấu xa của những “THẰNG BÁN TƠ”
Lần theo dấu vết của các thông tin mà các nickname “Thao Ha” và “Phạm Gấu” tung ra trên đây, không khó để nhận thấy nguồn gốc những thông tin ấy có từ cộng đồng những người Việt đã vượt biên trái phép hoặc trốn ở lại nước ngoài trái phép đang cư trú dưới vỏ bọc “ty nạn chính trị” tại Cộng hòa Liên bang Đức. Các thông tin đó được đăng tải trên trang web “ngưoiviet. de” (Người Việt) do một phần tử phản đọng chống Việt Nam cộm cán có tên là Lê Trung Quang. Và đằng sau nhân vật này chính là tên phản động Bùi Thanh Hiếu (nickname “Người buôn gió”) mà cơ quan An ninh Việt Nam đã nhẵn mặt hắn. Chính Bùi Thanh hiếu và đồng bọn của hắn ở Đức đã dựng lên câu chuyện bịa đặt về việc cơ quan An ninh Việt Nam “bắt cóc” tên tội phạm Trịnh Xuân Thanh (được cho là có mặt ở Đức khi đó) mà cộng đồng mạng từng biết đến.
Và cái tên “Phạm Gấu” cũng chẳng có gì mới lạ. Đó là nickname của một kẻ cùng hội, cùng thuyền với “Mẹ Nấm Gấu” (tức Nguyễn Thị Quỳnh Như), với Phạm Đoan Trang, với Lisa Phạm (tức Phạm Thị Anh Đào), Việt kiều Mỹ, thành viên cộm cán của tổ chức khủng bố “Việt Tân”. Vì thế mới có cái tên ghép là “Phạm Gấu”.
Tuy nhiên, có lẽ quá ngán ngẩm trước sự dốt nát ngu muội của những kẻ tung ra các thông tin bậy bạ về việc “cán bộ đến vận động thân nhân của nạn nhân nộp tiền” cũng như để tỏ vẻ khách quan mà trang web của “Đài Châu Á tự do” (RFA) đã phải đăng thông tin về việc chính quyền huyện Can Lộc, Hà Tĩnh bác bỏ thông tin vận động gia đình các nạn nhân phải đóng góp kinh phí để đưa di hài 39 nạn nhân về nước. Tất nhiên, với bản chất chống cộng, chống Việt Nam cố hữu nên trang web này vẫn không quên “thòng” một câu cuối cùng: “Vụ việc vẫn đang được điều tra làm rõ”.
Trong vụ thông tin giả mạo này có một điều rất dễ nhận thấy là tờ đơn đứng tên ông Phạm Văn Thìn là tờ đơn giả mạo. Vì đó không phải là tờ đơn mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.
Điểm bộc lộ sự giả mạo đầu tiên là tên của nạn nhân tử vong được đề nghi di chuyển thi hài cũng như các thông tin về người tử vong được đánh máy, còn tên của người đứng đơn và thông tin về người đứng đơn lại được điền bằng cách viết tay. Trong khi đó, đối với tất cả các tờ đơn đề nghị tương tự (như đơn xin cấp hộ chiếu chẳng hạn) thì các thông tin về người đứng đơn, thông tin về người tử vong được được yêu cầu di chuyển đều phải được để trống. Người đứng đơn phải tự viết tay điền các thông tin vào các dòng để trống theo yêu cầu kê khai.
Điểm bộc lộ sự giả mạo thứ hai là con dấu mờ mờ ảo ảo được đóng một cách hết sức vu vơ ở giữa tờ đơn. Theo quy định về văn bản hành chính, các tờ đơn có xác nhận của chính quyền theo đúng thủ tục hành chính thì con dấu xác nhận mẫu đơn được cơ quan có thể quyền ban hành là con dấu đóng treo ở góc trên, bên trái tờ đơn. Đồng thời, ở góc trên, bên phải tờ đơn phải có dòng đánh máy ngắn ghi rõ số hiệu của mẫu đơn, được ban hành theo quyết định nào, số bao nhiêu, ngày tháng năm nào. Nếu là tờ đơn cần có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền thì con dấu phải được đóng trùm lên ít nhất 2/3 chữ ký của người có thẩm quyền xác nhận ở ngay phía dưới dòng xác nhận.
Còn việc tờ đơn bị vò nhàu rồi chụp lại chẳng qua chỉ là một thủ đoạn của những kẻ làm tài liệu giả để chứng minh cho cái mà chúng gọi là hành động rút đơn, hủy đơn của đương sự. Và một người bình thường cũng chẳng cần phải có nghiệp vụ cao siêu gì cũng dễ dàng nhận ra sự giả mạo đó của bọn bất lương.
Nhưng không phải vô cớ mà những kẻ bất lương lại tạp ra một chuỗi thông tin giả mạo được dàn dựng công phu như vậy. Chủ đích của sự bịa đặt của chúng thì đã rõ. Đó là để vu cáo, bôi nhọ chính quyền, để gây hoang mang trong dân chúng. Nhưng đối tượng mà chúng nhằm đến thì không phải là tất cả gia đình của 39 nạn nhân. Bởi trong số đó, có những người có hiểu biết, không dễ gì nghe theo những lời bịa đặt nhố nhăng của chúng. Nhưng cũng có những gia đình có hoàn cảnh khác. Đó là các gia đình nạn nhân theo đạo Thiên chúa.
Lần giở lại lịch sử phong tục, tập quán của cộng đồng Thiên chúa giáo (La Mã) ở Việt Nam và trên thế giới, người ta dễ dàng bắt gặp cụm từ “giàn hỏa thiêu”. Tìm hiểu sâu hoen nữa, người ta có thể thấy rằng người theo đạo Thiên chúa không bao giờ mai táng cho giáo dân bằng cách hỏa táng. Tại sao vậy ?
Vốn dĩ từ thời Trung cổ, các tín đồ theo đạo Thiên chúa và cả các chức sắc của đạo Thiên chúa đã cho rằng con người chết đi một cách bình thường thì linh hồn được lên Thiên đàng, còn thể xác thì về với đất. Và chỉ có những kẻ dị giáo (không theo đạo Thiên chúa), những kẻ phản chúa thì mới phải chịu lìa đời bằng cái chết trong lửa đốt trên giàn hỏa thiêu.
Năm 1583, nhà bác học người Ý Jordano Bruno đã bị “Tòa án chống dị giáo Roma” xét xử do việc ông bác bỏ một số giáo lý nền tảng của Công giáo Roma như về Chúa Ba Ngôi, về thiên tính của Jesus, về sự đồng trinh của Maria, về sự biến đổi bản thể, về việc trái đất quay quanh mặt trời (thuyết nhật tâm) chứ không phải ngược lại (theo thuyết địa tâm của Ptolémer).v.v… Và ngày 17-2-1600, Jordano Bruno bị thiêu sống trên giàn lửa bên ngoài giáo đường Vatican.
Năm 1633, nhà bác học người Ý Galileo Galilei cũng bị đưa ra “Tòa án chống dị giáo Roma” vì ông cũng cho rằng trái đất quay quanh mặt trời. May mắn hơn Jordano Bruno, ông chỉ bị kết án quản thúc nhưng các tác phẩm khoa học của ông vẫn bị “Tòa án chống dị giáo Roma” cấm xuất bản. Năm 1718, 76 năm sau khi Galileo Galilei mất, Tòa án chống dị giáo Roma mới dỡ bỏ lệnh cấm xuất bản các di ảo của ông.
Hai thế kỷ trước đó, ngày 30-5-1431, Jeanne d'Arc, nữ anh hùng dân tộc Pháp trong cuộc “Chiến tranh Trăm năm” giữa Anh và Pháp cũng bị Tòa án chống dị giáo của nước Anh kết tội là phù thủy và bị thiêu sống tại quảng trường Vieux-Marche ở Rouen khi mới 19 tuổi. Tro cốt của bà bị đổ cuống sông Seine. Tới năm 1920, Tòa thánh Vatican mới khôi phục danh dự cho bà.
Trong suốt thời kỳ trung cổ, với các cuộc săn lùng phù thủy nhưng thực chất là để triệt hạ các tôn giáo khác, hàng vạn người ở Châu Âu đã bị các tòa án chống dị giáo của Công giáo Roma thiêu sống vì bị kết tội là phù thủy, là dị giáo, là phản chúa. Điều này lý giải vì sao những người Công giáo không chấp nhận hình thức hỏa táng.
Đến đây thì mục tiêu cuối cùng của những kẻ phản động đang kích động các gia đình theo Công giáo ở Việt Nam có thân nhân là nạn nhân tử vong trên xe Container ở Anh từ chối nhận tro cốt thi hài và nằng nặc đòi nhận thi thể người thân, bất chấp việc các điều kiện khách quan không cho phép. Lợi dụng tâm lý tập quán này của những người Công giáo, những kẻ như “Thao Ha”, như “Phạm Gấu” muốn kích động một cuộc chống đối mới, muốn gây khó khăn cho việc hồi hương di hài các nạn nhân, lấy cớ đó gây mâu thuẫn giữa dân chúng và chính quyền, kích động chống đối chính quyền, gây mất ổn định trật tự xã hội.
Mặc dù Nguyễn Thái Hợp đã bị bãi chức Giám mục chánh tòa Giáo phận Vinh, nhưng những “chân rết” hắn để lại như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục… vẫn chưa chịu nhận ra “bài học” của “đáng bề trên”. Trước sau, Cơ quan An ninh Việt Nam cũng sẽ xác định được đích danh những kẻ chủ mưu tung ra và lan truyền các thông tin giả mạo này. Và sự cảnh giác thường xuyên đối với các phần tử phản động lợi dụng tôn giáo không bao giờ là thừa.
Ảnh 1: Lá đơn ngụy tạo người đứng đơn Phạm Văn Thìn.


 
Ảnh 2: Thông tin giả mạo của nickname “Phạm Gấu”.
Ảnh 3: Thông tin giả mạo của nickname “Thao Ha” kèm theo những lời nhục mạ láo xược đối với chính quyền Việt Nam.
Ảnh 4: Ý kiến của nickname Hà Linh lên án những kẻ trốn ở lại nước ngoài trái phép đã vứt bỏ hộ chiếu Việt Nam.

Nhận xét

Bài viết nổi bật

Công an điều tra việc Học bổng Xã hội dân sự VOICE xuất hiện trên Website Đại học Vinh

Thực hư luận điệu “Đảng không có năng lực lãnh đạo phòng, chống tham nhũng”

THỰC TRẠNG “SỢ SAI”, “SỢ TRÁCH NHIỆM”… TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY - ĐÔI ĐIỀU SUY NGẪM