HIỂU ĐÚNG VỀ LỖI XE KHÔNG CHÍNH CHỦ
Hiện nay, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30-12-2019 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã đi vào cuộc sống. Hai văn bản này có tác động rất lớn đến công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông khi đưa ra chế tài nghiêm khắc chưa từng có đối với các trường hợp sử dụng rượu, bia rồi điều khiển phương tiện giao thông, đồng thời cũng thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân trong cả nước.
Tuy nhiên, lợi dụng những vấn đề trên, không ít đối tượng đã mổ xẻ, cố tình xuyên tạc, phân tích thiếu căn cứ các quy định của pháp luật trong Luật và Nghị định để định hướng dư luận theo hướng tiêu cực, câu like, câu view, gây phức tạp, nhiễu loạn thông tin. Đặc biệt là vấn đề liên quan đến việc xử lý lỗi vi phạm "xe không chính chủ". Xuất hiện luận điệu cho rằng "Luật/Nghị định vô nhân đạo", "Luật không phù hợp với đất nước Việt Nam khi đời sống nhân dân còn nghèo không thể sắm đủ phương tiện để mỗi người 1 xe riêng"; hay cũng có nhiều ý kiến băn khoăn về việc cả gia đình đi chung một chiếc xe hoặc đi mượn xe của bạn bè thì có bị xử phạt lỗi xe không chính chủ hay không?
Để hiểu rõ vấn đề này, cần làm rõ một số nội dung sau:
1. Xe không chính chủ là gì?
Theo quy định hiện hành, ngay cả Luật giao thông đường bộ 2008 và các văn bản hướng dẫn cũng không có hành vi nào là “xe không chính chủ”. Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA và Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì ta có thể hiểu lỗi “xe không chính chủ” ở đây chính là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.
Theo đó, chủ phương tiện mô tô, ô tô và các loại xe tương tự khi có phát sinh giao dịch như mua bán, tặng cho, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản mà không thực hiện việc đăng ký sang tên xe trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe thì sẽ bị phạt tiền.
2. Đối tượng áp dụng
Có thể thấy, rõ ràng theo quy định tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc xử phạt đối với hành vi “xe không chính chủ” chỉ áp dụng đối với người điều khiển phương tiện là chủ xe mô tô, xe máy, xe ô tô và các loại xe tương tự, tức phải là chủ sở hữu của phương tiện.
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì chủ sở hữu phương tiện là người có 03 quyền sau: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Như vậy, đối với người điều khiển phương tiện không phải của mình không đủ 3 quyền trên, tức là không phải chủ sở hữu phương tiện thì không thuộc phạm vi điều chỉnh, không phải là đối tượng xử lý của các điều khoản trên. Điều đó có nghĩa, người điều khiển phương tiện đi thuê, đi mượn hoặc sử dụng chung phương tiện với người thân trong gia đình để tham gia giao thông sẽ không bị xem xét, xử lý về hành vi “xe không chính chủ”.
3. Chỉ bị xử phạt trong 2 trường hợp
Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 và điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.
Theo đó, hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy, ô tô chỉ bị xử phạt nếu được xác minh để phát hiện hành vi vi phạm trong 02 trường hợp:
- Thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;
- Qua công tác đăng ký xe.
Kết luận:
- Lỗi “xe không chính chủ” không phải cứ đi xe của người khác thì sẽ bị phạt. Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm lỗi xe không chính chủ của chủ phương tiện chỉ được thực hiện khi cá nhân, tổ chức đến cơ quan CSGT để thực hiện thủ tục đăng ký, di chuyển xe hoặc trong quá trình điều tra giải quyết các vụ tai nạn giao thông. Lực lượng CSGT khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên đường khi tiến hành kiểm tra giấy tờ xe sẽ không xác minh và xử phạt đối với hành vi vi phạm này.
- Quy định về xử phạt lỗi xe không chính chủ chỉ áp dụng đối với chủ xe mô tô, xe máy, xe ô tô và các loại xe tương tự, tức phải là chủ sở hữu của phương tiện, những người không phải là chủ sở hữu phương tiện thì không thuộc phạm vi điều chỉnh, không phải là đối tượng xử lý của quy định này. Theo đó, người điều khiển phương tiện đi thuê, đi mượn hoặc sử dụng chung phương tiện với người thân trong gia đình để tham gia giao thông sẽ không bị xem xét, xử lý về hành vi xe không chính chủ.
Tuy nhiên, lợi dụng những vấn đề trên, không ít đối tượng đã mổ xẻ, cố tình xuyên tạc, phân tích thiếu căn cứ các quy định của pháp luật trong Luật và Nghị định để định hướng dư luận theo hướng tiêu cực, câu like, câu view, gây phức tạp, nhiễu loạn thông tin. Đặc biệt là vấn đề liên quan đến việc xử lý lỗi vi phạm "xe không chính chủ". Xuất hiện luận điệu cho rằng "Luật/Nghị định vô nhân đạo", "Luật không phù hợp với đất nước Việt Nam khi đời sống nhân dân còn nghèo không thể sắm đủ phương tiện để mỗi người 1 xe riêng"; hay cũng có nhiều ý kiến băn khoăn về việc cả gia đình đi chung một chiếc xe hoặc đi mượn xe của bạn bè thì có bị xử phạt lỗi xe không chính chủ hay không?
Để hiểu rõ vấn đề này, cần làm rõ một số nội dung sau:
1. Xe không chính chủ là gì?
Theo quy định hiện hành, ngay cả Luật giao thông đường bộ 2008 và các văn bản hướng dẫn cũng không có hành vi nào là “xe không chính chủ”. Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA và Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì ta có thể hiểu lỗi “xe không chính chủ” ở đây chính là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.
Theo đó, chủ phương tiện mô tô, ô tô và các loại xe tương tự khi có phát sinh giao dịch như mua bán, tặng cho, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản mà không thực hiện việc đăng ký sang tên xe trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe thì sẽ bị phạt tiền.
2. Đối tượng áp dụng
Có thể thấy, rõ ràng theo quy định tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc xử phạt đối với hành vi “xe không chính chủ” chỉ áp dụng đối với người điều khiển phương tiện là chủ xe mô tô, xe máy, xe ô tô và các loại xe tương tự, tức phải là chủ sở hữu của phương tiện.
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì chủ sở hữu phương tiện là người có 03 quyền sau: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Như vậy, đối với người điều khiển phương tiện không phải của mình không đủ 3 quyền trên, tức là không phải chủ sở hữu phương tiện thì không thuộc phạm vi điều chỉnh, không phải là đối tượng xử lý của các điều khoản trên. Điều đó có nghĩa, người điều khiển phương tiện đi thuê, đi mượn hoặc sử dụng chung phương tiện với người thân trong gia đình để tham gia giao thông sẽ không bị xem xét, xử lý về hành vi “xe không chính chủ”.
3. Chỉ bị xử phạt trong 2 trường hợp
Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 và điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.
Theo đó, hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy, ô tô chỉ bị xử phạt nếu được xác minh để phát hiện hành vi vi phạm trong 02 trường hợp:
- Thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;
- Qua công tác đăng ký xe.
Kết luận:
- Lỗi “xe không chính chủ” không phải cứ đi xe của người khác thì sẽ bị phạt. Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm lỗi xe không chính chủ của chủ phương tiện chỉ được thực hiện khi cá nhân, tổ chức đến cơ quan CSGT để thực hiện thủ tục đăng ký, di chuyển xe hoặc trong quá trình điều tra giải quyết các vụ tai nạn giao thông. Lực lượng CSGT khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên đường khi tiến hành kiểm tra giấy tờ xe sẽ không xác minh và xử phạt đối với hành vi vi phạm này.
- Quy định về xử phạt lỗi xe không chính chủ chỉ áp dụng đối với chủ xe mô tô, xe máy, xe ô tô và các loại xe tương tự, tức phải là chủ sở hữu của phương tiện, những người không phải là chủ sở hữu phương tiện thì không thuộc phạm vi điều chỉnh, không phải là đối tượng xử lý của quy định này. Theo đó, người điều khiển phương tiện đi thuê, đi mượn hoặc sử dụng chung phương tiện với người thân trong gia đình để tham gia giao thông sẽ không bị xem xét, xử lý về hành vi xe không chính chủ.
Nhận xét
Đăng nhận xét