MIG-17 3020 VÀ ĐẠI TÁ NGUYỄN TUÂN NỖI ÁM ẢNH CỦA KHÔNG QUÂN HOA KỲ

Máy bay MIG-17 3020 tại bảo tàng hàng không San Diego

Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ hay nghe lén radio của không quân Việt Nam, và cứ mỗi khi nghe lóm được cái chữ “Tuân” gì đó là quay đầu chạy hết. Đến nay ông vẫn là 1 bí ẩn.
Một số tài liệu còn ghi rõ tên Việt của ông là “Nguyễn Tuân” - hay Nguyen Toon - Đại tá Toon. Những lời đồn đại này đã ảnh hưởng không ít đến tâm lý của các phi công Mỹ, dẫn đến việc vội vã ném bom khi chưa đến mục tiêu, hoặc lảng tránh không chiến khi thấy MiG xuất hiện.
Không quân Mỹ cho rằng Tuân đã bắn hạ tới 13 máy bay. Có nhiều chiến dịch phải huỷ bỏ giữa chừng chỉ đơn giản vì nghe lén được có chữ “Tuân” đâu đó qua radio liên lạc. cái tên Đại tá Tuân dần trở thành nỗi khiếp sợ của không quân Mỹ và gọi đó là một phi công huyền thoại của Việt Nam.
Cơ quan tình báo Mỹ NSA từng thu thập nhiều thông tin, chủ yếu nghe lén radio: “NSA có thể xác nhận định từng cá nhân phi công VN qua những cái tên đặc trưng, họ lập nên những bộ hồ sơ cụ thể về các phi công này, nắm rõ những thông tin như tên, đơn vị, cấp bậc, số lượng chiến dịch đã tham gia, số lượng máy bay đã bắn hạ,...” và đó là cách họ phát hiện ra một phi công tên Tuân.
Cũng trong khoản thời gian đó, tình báo Mỹ có nhận được một bức ảnh của một chiếc MiG-17 số hiệu 3020 với nhiều ngôi sao ở mũi - tượng trưng cho số lượng máy bay đã bắn hạ. Mỹ cho rằng chiếc máy bay này thuộc về đại tá Tuân. Theo NSA thì Tuân là một nguy cơ lớn và họ luôn cảnh báo với các tướng cao cấp của Mỹ mỗi khi Tuân cất cánh.
Đến ngày 10 tháng 5 năm 1972, một cuộc chạn trán giữa các máy bay MiG của Việt Nam và F-4 Phantom của Mỹ đã diễn ra và chiếc 3020 cũng có tham gia giao chiến. Sau cùng, các phi công Mỹ xác nhận đã bắn rơi được chiếc MiG 3020 tại Hải Dương. Phi công này thừa nhận là chiếc MiG được điều khiển bởi một phi công rất giỏi và cuộc giao tranh diễn ra rất khó khăn.
Tuy nhiên về phía Việt Nam khẳng định không có Đại tá Nguyễn Tuân nào hết. Cả phi công Nguyễn Văn Cốc và Phạm Tuân cũng nói không.
Tuy sự tồn tại của Tuân bị phủ nhận, nhưng chiếc máy MiG huyền thoại là có thật. Thông tin do tình báo thu nhập về chủ yếu nhờ nghe lén radio nên cái tên Tuân phải xuất hiện nhiều lần mới gây được sự chú ý.
Có nhiều giả thuyết được đưa ra. Trong chiến tranh Việt Nam thì các phi công thường thay phiên dùng chung máy bay cho nên có thể đó là chiến công của nhiều phi công. Những ngôi sao trên chiếc MiG có thể không tượng trưng cho số lượng máy bay do một phi công bắn hạ, mà là số lượng máy bay được bắn hạ bởi chiếc MiG đó. Cùng với việc chiếc Mig với số hiệu 3020 được xác nhận điều khiển bởi nhiều phi công, và trong số đó có hai phi công kỳ cựu là Nguyễn Văn Bảy và Lê Hải với nhiều lần bắn hạ được máy bay. Còn cái tên “Tuân” có thể là nhầm lẫn với Đại tá Đinh Tôn hoặc Phạm Tuân, nhưng hai người này lại không lái MiG-17.
Có ý kiến cho rằng đó là một phi công Liên Xô đã bí mật tham gia cuộc chiến. Đây là chuyện không phải hiếm, trong chiến tranh thế giới thứ 2, nhiều phi công Liên Xô đã trực tiếp chiến đấu cho quân đội Trung Quốc và Bắc Hàn. Đồng thời tại Việt Nam cũng có rất nhiều chuyên gia quân sự của Liên Xô sang Việt Nam để giúp đỡ. Tuy nhiên Liên Xô phủ nhận việc phi công của họ tham gia chiến đấu cho không quân Việt Nam.
Bất luận thế nào, Đại tá Tuân có thể là nhầm lẫn hoặc tưởng tượng, nhưng chiếc MiG số hiệu 3020 cũng đã trở thành nỗi khiếp sợ của không quân Mỹ. và câu chuyện về chiếc MiG huyền thoại này được lan rộng khắp thế giới.
Huyền thoại về chiếc MiG và Đại tá Nguyễn Tuân không kết thúc qua những câu chuyện kể suông mà được ghi nhớ lại một cách đầy tôn trọng: hiện tại ở Mỹ có một chiếc MiG-17 được sơn lại với số hiệu 3020 giống với nguyên bản và được trưng bày tại căn cứ không quân Wright-Patterson, bang Ohio. Và một mô hình của chiếc 3020 này cũng có mặt ở một bảo tàng hàng không ở San Diego.
Cre : Ly Trần

Nhận xét

Bài viết nổi bật

Công an điều tra việc Học bổng Xã hội dân sự VOICE xuất hiện trên Website Đại học Vinh

Thực hư luận điệu “Đảng không có năng lực lãnh đạo phòng, chống tham nhũng”

THỰC TRẠNG “SỢ SAI”, “SỢ TRÁCH NHIỆM”… TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY - ĐÔI ĐIỀU SUY NGẪM