Hành động “ném đá giấu tay” và cuộc đấu tranh với “địch bên trong ta”
Điều rất đáng bàn là nhiều thông tin sai trái, xuyên tạc xuất phát từ động cơ không trong sáng, “ném đá giấu tay”; tiềm ẩn nguy cơ chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết; cán bộ, đảng viên và quần chúng dễ nảy sinh tư tưởng nghi ngờ, đố kỵ, thậm chí gây hoang mang, lo lắng. Đấu tranh mạnh mẽ xua tan “đám mây mù” làm thanh sạch bầu không khí thông tin không chỉ là trách nhiệm chính trị của từng tổ chức và mỗi người, mà còn là yếu tố cơ bản để tổ chức đại hội thành công…
“Địch bên trong ta đáng sợ hơn”
Theo Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam do Nhà xuất bản Văn hóa phát hành năm 1997 thì thành ngữ “ném đá giấu tay” chỉ hành động "làm những việc độc ác một cách lén lút không dám công khai, cố tỏ ra không liên quan gì đến hậu quả của nó". Những kẻ “ném đá giấu tay” hay “ném đá” rồi giấu mặt, hoặc xúi giục người khác “ném đá” thay mình thường đứng đằng sau cổ xúy, bơm thổi, khuếch tán… Mục đích của họ là làm cho người khác ngộ nhận về những thông tin sai trái, xuyên tạc, qua đó hướng lái dư luận theo ý đồ, động cơ không trong sáng của một hoặc nhóm người.
Xuyên tạc, gây nhiễu thông tin, phá hoại tổ chức theo kiểu “ném đá giấu tay” không chỉ là những đối tượng phản động, thù địch với Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa mà trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào đối tượng là cán bộ, đảng viên, hoặc những phần tử thoái hóa biến chất, cơ hội có nhận thức, hành động sai trái trên.
Qua các kỳ đại hội đảng trước đây, cũng như diễn biến gần đây cho thấy, những người có hành vi “ném đá giấu tay” tiến hành với nhiều chiêu thức, thủ đoạn, ngày càng tinh vi để bôi nhọ, xuyên tạc về công tác nhân sự. Họ thường lôi kéo, mua chuộc, xúi giục những người bất mãn, nhẹ dạ, hoặc đang có mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ để kích động, tuyên truyền, xuyên tạc thông tin. Họ lợi dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội, dưới nhiều danh nghĩa hoặc mạo danh, nặc danh để đăng tải những tài liệu dưới dạng “kiến nghị”, “thư ngỏ”, “tâm thư”, lồng vào đó là nội dung tố cáo người này, người khác, nhất là những người dự kiến quy hoạch nhân sự của khóa mới. Cũng có thể chỉ với một chiếc điện thoại, máy tính, họ núp bóng để tán phát thông tin tới cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân liên quan gây nên các “đám mây mù”, nhiễu loạn thông tin, chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong quần chúng, hòng phá hoại sự thành công của đại hội. Điều này được Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) chỉ rõ: “Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân”.
Thủ đoạn, luận điệu xuyên tạc mà các đối tượng “ném đá giấu tay” hay sử dụng thường là: Tung tin thất thiệt, xuyên tạc về phẩm chất, đạo đức, lối sống cán bộ; phán xét về trình độ năng lực, chuyên môn cán bộ thông qua việc khoét sâu những hạn chế, khuyết điểm ở những lĩnh vực mà cán bộ đó phụ trách, hoặc công việc cụ thể theo kiểu “bới lông tìm vết”, “bé xé ra to”, thậm chí “đổi trắng thay đen”, dựng chuyện để hạ thấp uy tín; bịa đặt về tình hình sức khỏe, các quan hệ xã hội, gia đình, thậm chí bới móc chuyện riêng tư để bôi nhọ hoặc kê kích, cường điệu hóa…
“Địch bên trong ta đáng sợ hơn”
Theo Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam do Nhà xuất bản Văn hóa phát hành năm 1997 thì thành ngữ “ném đá giấu tay” chỉ hành động "làm những việc độc ác một cách lén lút không dám công khai, cố tỏ ra không liên quan gì đến hậu quả của nó". Những kẻ “ném đá giấu tay” hay “ném đá” rồi giấu mặt, hoặc xúi giục người khác “ném đá” thay mình thường đứng đằng sau cổ xúy, bơm thổi, khuếch tán… Mục đích của họ là làm cho người khác ngộ nhận về những thông tin sai trái, xuyên tạc, qua đó hướng lái dư luận theo ý đồ, động cơ không trong sáng của một hoặc nhóm người.
Xuyên tạc, gây nhiễu thông tin, phá hoại tổ chức theo kiểu “ném đá giấu tay” không chỉ là những đối tượng phản động, thù địch với Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa mà trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào đối tượng là cán bộ, đảng viên, hoặc những phần tử thoái hóa biến chất, cơ hội có nhận thức, hành động sai trái trên.
Qua các kỳ đại hội đảng trước đây, cũng như diễn biến gần đây cho thấy, những người có hành vi “ném đá giấu tay” tiến hành với nhiều chiêu thức, thủ đoạn, ngày càng tinh vi để bôi nhọ, xuyên tạc về công tác nhân sự. Họ thường lôi kéo, mua chuộc, xúi giục những người bất mãn, nhẹ dạ, hoặc đang có mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ để kích động, tuyên truyền, xuyên tạc thông tin. Họ lợi dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội, dưới nhiều danh nghĩa hoặc mạo danh, nặc danh để đăng tải những tài liệu dưới dạng “kiến nghị”, “thư ngỏ”, “tâm thư”, lồng vào đó là nội dung tố cáo người này, người khác, nhất là những người dự kiến quy hoạch nhân sự của khóa mới. Cũng có thể chỉ với một chiếc điện thoại, máy tính, họ núp bóng để tán phát thông tin tới cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân liên quan gây nên các “đám mây mù”, nhiễu loạn thông tin, chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong quần chúng, hòng phá hoại sự thành công của đại hội. Điều này được Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) chỉ rõ: “Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân”.
Thủ đoạn, luận điệu xuyên tạc mà các đối tượng “ném đá giấu tay” hay sử dụng thường là: Tung tin thất thiệt, xuyên tạc về phẩm chất, đạo đức, lối sống cán bộ; phán xét về trình độ năng lực, chuyên môn cán bộ thông qua việc khoét sâu những hạn chế, khuyết điểm ở những lĩnh vực mà cán bộ đó phụ trách, hoặc công việc cụ thể theo kiểu “bới lông tìm vết”, “bé xé ra to”, thậm chí “đổi trắng thay đen”, dựng chuyện để hạ thấp uy tín; bịa đặt về tình hình sức khỏe, các quan hệ xã hội, gia đình, thậm chí bới móc chuyện riêng tư để bôi nhọ hoặc kê kích, cường điệu hóa…
Ở trong nội bộ cơ quan, đơn vị có những người mang thói “ném đá giấu tay” sẽ làm tiềm ẩn nguy cơ chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết; cán bộ, đảng viên và quần chúng dễ nảy sinh tư tưởng nghi ngờ, đố kỵ, thậm chí có thể gây hoang mang, lo lắng, nhất là vào thời điểm tổ chức đại hội đảng các cấp.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới công tác xây dựng nội bộ, bồi dưỡng đạo đức, tư cách cán bộ, đảng viên. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Người đề cập hàng loạt chứng bệnh và mỗi chứng bệnh là một kẻ địch. Người phân tích sâu sắc: “Mỗi kẻ địch bên trong là một bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài. Địch bên ngoài không đáng sợ. Địch bên trong đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ trong phá ra”. Nguồn gốc bắt nguồn từ “bệnh cá nhân”: “Tất cả đều vì cá nhân, vì gia đình mình, vì phe nhóm mình... Mắc những căn bệnh đó là do “kém tính Đảng”, mắc một trong những bệnh đó “là hỏng việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 đã nói với chúng tôi: Ông từng chứng kiến trong chiến tranh, kẻ thù đã tung tin đích danh vị chỉ huy cấp cao của ta đầu hàng, hay tuyên truyền, nói xấu cán bộ, hòng làm cho bộ đội ta hoang mang. Tuy nhiên, khi ấy kỷ luật chiến trường rất nghiêm nên những luận điệu ấy luôn thất bại. Giờ đây, khi khoa học-công nghệ phát triển thì thông tin xấu tác động và lây lan rất nhanh. Nguy hiểm hơn khi thông tin ấy lại phát nguồn từ nội bộ, từ những người có hành vi “ném đá giấu tay”. Vì thế chúng ta phải có biện pháp mạnh, xử lý nghiêm những vi phạm cả về đạo lý và pháp lý đó.
Làm thanh sạch bầu không khí đại hội
Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, phải được chuẩn bị và tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc, trong đó nội bộ ổn định, đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động là yếu tố có tính quyết định tới thành công đại hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Đại hội Đảng rất quan hệ đến tương lai cách mạng của Đảng ta và của nhân dân ta. Đại hội sẽ làm cho Đảng ta đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa, tư tưởng và hành động đã nhất trí, càng nhất trí hơn nữa. Cho nên, toàn thể đồng chí ta phải thảo luận kỹ càng các đề án và đóng góp ý kiến dồi dào, để đảm bảo Đại hội thành công thật tốt đẹp”.
Để chuẩn bị cho đại hội đảng các cấp, nhất là công tác nhân sự, Trung ương đã có các chỉ thị, hướng dẫn chặt chẽ và toàn diện. Kết luận số 55-KL/TW ngày 15-8-2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục chấn chỉnh công tác cán bộ để chuẩn bị tốt nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng, nhấn mạnh: Chủ động phòng ngừa, cảnh giác, ngăn chặn, đấu tranh, không để tác động, chi phối bởi những thông tin giả, thông tin không chính thức, xấu độc, có dụng ý bịa đặt, xuyên tạc, gán ghép trên internet, mạng xã hội liên quan đến công tác chuẩn bị nhân sự.
Trong cuộc họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIII ngày 19-3 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chỉ đạo: Phải làm tốt công tác nhân sự từ đại hội đảng bộ các cấp để góp phần chuẩn bị tốt nhân sự Đại hội XIII của Đảng; phải xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ “then chốt” của “then chốt,” có liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ. Công tác nhân sự, đặc biệt là nhân sự cấp cao phải được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán, bảo đảm thật sự dân chủ, công tâm, thật sự trong sáng, khách quan; cách làm phải thận trọng, làm từng khâu, từng công đoạn, theo một quy trình chặt chẽ, làm đến đâu chắc đến đó.
Quán triệt tinh thần đó, trong quá trình làm công tác nhân sự các cấp, Đảng ta luôn chú trọng phát huy dân chủ, trân trọng lắng nghe và tiếp thu các ý kiến đóng góp với tinh thần xây dựng để phát hiện được nhiều nhân tố mới, cán bộ có đức, có tài. Mặt khác, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh với các tư tưởng, hành động lợi dụng dân chủ để xuyên tạc, bôi nhọ, hạ uy tín, kích động gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ. Trả lời báo chí mới đây, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng: Phải hết sức khách quan, phân biệt rõ những người tố cáo sai, những người có động cơ xấu. Nếu là đảng viên, tổ chức đảng thì phải làm đến nơi đến chốn. Kết luận là tố cáo sai, động cơ không đúng như làm mất đoàn kết, đại diện phe này, phe kia trong tổ chức đảng thì phải xử lý kỷ luật theo các quy định của Đảng. Nếu người đó chỉ do hồ đồ thì cũng phải xử lý bằng một hình thức thích hợp. Còn những người cố ý, muốn bôi nhọ thì luật cũng đã quy định hình thức xử lý.
Để đấu tranh với các “đám mây mù”, “virus” thông tin, tác động tiêu cực, làm “ô nhiễm” bầu không khí khi tiến hành đại hội đảng, cấp ủy, cơ quan chức năng các cấp một mặt phải thực hiện nghiêm các nguyên tắc, quy trình công tác nhân sự, đồng thời phải công minh, khách quan, tỉnh táo khi tiếp nhận và xử lý các thông tin. Cung cấp kịp thời các thông tin chính thống, xác minh, kết luận của tổ chức, cơ quan có thẩm quyền nhằm vạch trần các luận điệu xuyên tạc, vu khống, bảo vệ cán bộ và định hướng dư luận.
Không ít người có hành vi “ném đá giấu tay” là những cán bộ hoặc nguyên cán bộ có chức, có quyền, biết rõ tình hình nội bộ nhưng do động cơ cá nhân không trong sáng đã đứng đằng sau để “giật dây”, “tiếp sức”, tuyên truyền các thông tin sai trái. Cho nên, vừa phải xử lý đối tượng tung tin xấu độc, vừa phải điều tra, làm rõ và xử nghiêm cả những người tiếp tay, làm cho thông tin lan truyền với động cơ xấu. Việc xử lý ấy cần căn cứ vào các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm chặt chẽ, đúng người, đúng việc, đúng khuyết điểm.
Một giải pháp rất căn bản là phải nâng cao khả năng “đề kháng”, “miễn dịch” cho cán bộ, đảng viên trước thông tin thất thiệt, gây chia rẽ nội bộ. Mỗi người phải nâng cao trình độ, kiến thức về mọi mặt, bình tĩnh, sáng suốt để phân biệt thông tin, đồng thời phải có thái độ kiên quyết bảo vệ cái đúng, cái tích cực; đẩy lùi bóng tối thông tin, làm trong sạch nội bộ, góp phần vào thành công đại hội đảng.
Nhận xét
Đăng nhận xét