Lại thêm chiêu trò xuyên tạc nhân quyền ở Việt Nam

Suốt Thời gian qua, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta. Mới đây, các thế lực phản động đã trắng trợn “lu loa” xuyên tạc rằng, vi phạm quyền con người ở Việt Nam đang trở nên trầm trọng, “Việt Nam thực hành ép buộc người đang bị giam giữ” nhận tội là vi phạm nhân quyền. Những luận điệu này của các thế lực thù địch hoàn toàn là sai trái, bởi lẽ
Thứ nhất, Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm đầy đủ các quyền con người. Trong Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn lại những lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 như một sự khẳng định với thế giới về sự bình đẳng được hưởng quyền tự do của con người và dân tộc Việt Nam. Đó là những lẽ phải không thể chối cãi. Thấm nhuần những giá trị ấy và thực tiễn dưới sự áp bức của kẻ xâm lược nên người dân Việt Nam rất thấu hiểu và trân trọng quyền con người. Vì vậy trong các lần sửa đổi, ban hành Hiến pháp, Việt Nam luôn coi trọng và từng bước bảo đảm đầy đủ các quyền hợp pháp của con người.
Hiến pháp năm 2013 đã chuyển Chương “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân” từ vị trí Chương 5 trong Hiến pháp năm 1992 lên vị trí Chương 2. Việc chuyển đổi vị trí của Chương này không thuần túy là động tác kỹ thuật, mà sự chuyển đổi này cho thấy, Việt Nam luôn quan tâm, coi trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân. Hiến pháp năm 2013 xác định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Theo đó, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người. Điều 3, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Nhà nước phải bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Thứ hai, Pháp luật Việt Nam luôn bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, tạm giam. Tạm giữ, tạm giam người là các biện pháp ngăn chặn, nhằm hạn chế một số quyền con người, quyền công dân của người bị tạm giữ, tạm giam. Mục đích của các biện pháp này là để đảm bảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, đảm bảo trật tự pháp luật; đồng thời, tránh vi phạm các quy định pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm,…”; “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang…”. Khoản 5, Điều 31, Hiến pháp năm 2013 nhấn mạnh: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự…”.

Thực thi quy định của Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người”; người bị tạm giữ, tạm giam “có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”. Thực tế ở Việt Nam, việc bảo đảm các quyền con người của người bị tạm giữ, tạm giam đã được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Vì vậy, người vi phạm đã bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án với thái độ “tâm phục, khẩu phục” nhận ra lỗi lầm, tích cực cải tạo để về với cộng đồng, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, ở đâu đó vẫn có những hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh”, vi phạm các quy định bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, tạm giam nhưng đó chỉ là những hiện tượng cá biệt.
Thiết nghĩ, trong những ngày cả dân tộc Việt Nam và thế giới đang gồng mình chống lại đại dịch COVID – 19, nếu những người có tâm vì các quyền của con người nên suy nghĩ, trăn trở tìm cách thực hiện tốt các biện pháp phòng chống đại dịch COVID – 19. Chứ không phải như những kẻ ẩn mình trong “vỏ bọc nhân quyền”, luôn tìm cách mang “nọc độc nhân quyền” của mình đi “gây nhiễm”, kích động, chống phá Đảng, Nhà nước. Với những kẻ như thế, chúng ta cần phải kiên quyết đấu tranh loại bỏ./.

Nhận xét

Bài viết nổi bật

Công an điều tra việc Học bổng Xã hội dân sự VOICE xuất hiện trên Website Đại học Vinh

Thực hư luận điệu “Đảng không có năng lực lãnh đạo phòng, chống tham nhũng”

THỰC TRẠNG “SỢ SAI”, “SỢ TRÁCH NHIỆM”… TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY - ĐÔI ĐIỀU SUY NGẪM