TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG NÊU NHỮNG YÊU CẦU ĐẶC BIỆT VỀ NHÂN SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TẠI ĐẠI HỘI XIII

Trong những ngày cả nước ta và cả thế giới đang trong cuộc chiến cam go, quyết liệu chống đại dịch COVID-19, một tai họa lớn vào bậc nhất chưa từng có đối với toàn nhân loại, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kiên trì chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Đại hội này được dự báo sẽ là một dấu mốc rất quan trọng, có ý nghĩa định hướng tương lai, cổ vũ, động viên toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong quá trình chuẩn bị Đại hội, có hai vấn đề quan trọng nhất được đặt ra. Đó là công tác chuẩn bị văn kiện của Đại hội, có nhiệm vạch ra những chủ trương, đường lối cơ bản để Đảng lãnh đạo toàn dân phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong dài hạn, trung hạn và ngắm hạn, tiếp tục thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh 1991 và Cương lĩnh (bổ sung, phát triển 2011). Đó là công tác nhân sự lãnh đạo của Đảng khóa XIII mà nói đầy đủ hơn là xây dựng một bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất cao ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có tầm nhìn chiến lược; có trí tuệ, tư duy đổi mới, sáng tạo; tiêu biểu cho toàn Ðảng về tính chiến đấu, tính kỷ luật; gắn bó mật thiết với nhân dân, quy tụ được sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Ðảng, toàn dân; đủ uy tín, năng lực lãnh đạo đất nước trong giai đoạn phát triển mới.
Về công tác nhân sự của Đại hội, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết rất quan trọng về “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Ðại hội XIII của Ðảng”. Bài viết có nhiều điểm, mục rất đáng chú ý, chỉ ra những cách thức, tiêu chuẩn, phương pháp, biện pháp nhằm chọn lọc những cán bộ thật sự trong sạch, có đức, có tài, có “một chữ Tâm bằng ba chữ tài”, xứng đáng giữ các cương vị trong bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước nói chung và các vị trí trọng trách nói riêng; đồng thời loại bỏ những người không xứng đáng, những người mà nếu “lọt được vào cương vị lãnh đạo là tai họa cho Ðảng, là tạo điều kiện cho họ càng hại nước, hại dân nhiều hơn”.
Một số điểm đáng chú ý được Tổng bí thư, Chủ tịch nước đề cập đến một cách hết sức cụ thể, thẳng thắn:
A- “Ðây cũng là thời điểm chuyển giao thế hệ từ lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, được rèn luyện, trưởng thành trong những năm tháng kháng chiến, chủ yếu được đào tạo ở trong nước và tại các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, sang lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong hòa bình và được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có thể chế chính trị khác nhau. Ðây cũng là thời điểm chuyển giao thế hệ từ lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, được rèn luyện, trưởng thành trong những năm tháng kháng chiến, chủ yếu được đào tạo ở trong nước và tại các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, sang lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong hòa bình và được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có thể chế chính trị khác nhau.”
“Ðây cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm sâu sắc, chính đáng của toàn Ðảng, toàn dân. Gần như đi đến đâu, ở chỗ nào, cũng thấy cán bộ, đảng viên và nhân dân tỏ ra quan tâm theo dõi và có phần băn khoăn, lo lắng, đặt câu hỏi: Ðảng ta sắp tới dự định lựa chọn, bố trí đội ngũ cán bộ lãnh đạo (Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhất là cán bộ chủ chốt) thế nào để đủ sức gánh vác nhiệm vụ cách mạng to lớn mà lịch sử giao phó? Các phần tử xấu, cơ hội, thù địch cũng nhân dịp này tìm mọi cách xuyên tạc, tung tin, tác động, chia rẽ nội bộ ta hòng phá hoại công tác nhân sự nói riêng, công tác xây dựng Ðảng nói chung của chúng ta, rất thâm độc và nguy hiểm”.
B- “Kiên quyết không bỏ sót những người thật sự có đức, có tài, đủ tiêu chuẩn; đồng thời không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII những người có một trong các khuyết điểm sau:
1) Bản lĩnh chính trị không vững vàng; không kiên định đường lối, quan điểm của Ðảng; có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, tham nhũng, quan liêu, cục bộ, vận động cho cá nhân, phe cánh, lợi ích nhóm; thiếu chính kiến, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh;
2) Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị dân, chuyên quyền, độc đoán; không công bằng, công minh trong đánh giá, sử dụng cán bộ, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình;
3) Ðể nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng hoặc để xảy ra tham nhũng, thất thoát, vụ việc tiêu cực lớn ở địa phương, cơ quan, đơn vị;
4) Không chịu nghiên cứu học hỏi; bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm; ý thức kỷ luật kém, không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức, uy tín giảm sút;
5) Kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc; bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính;
6) Vi phạm quy định về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay.”
C- “Phải trên cơ sở xác định rõ tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá đúng cán bộ, lựa chọn đúng người, sắp xếp đúng việc, bố trí đúng chỗ, tạo ra một ê-kíp, một tập thể thật sự "ăn ý", đoàn kết, thống nhất, có sức mạnh. Muốn thế, phải thật sự phát huy dân chủ trong việc phát hiện, giới thiệu nhân sự đi đôi với xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan và thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, nêu cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu. Chống tư tưởng cục bộ, địa phương, thân quen, “cánh hẩu”, “lợi ích nhóm”; tránh cách làm giản đơn, tùy tiện, vô nguyên tắc. Phải bằng mọi biện pháp dứt khoát không đưa vào cơ quan lãnh đạo những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người đã phạm sai lầm hoặc sa sút về phẩm chất, đạo đức, vướng vào tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, hống hách, gia trưởng, nịnh trên, nạt dưới, bao che cho tội phạm, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Ðảng. Ðể những người đó lọt được vào cương vị lãnh đạo là tai họa cho Ðảng, là tạo điều kiện cho họ càng hại nước, hại dân nhiều hơn.”

Nhận xét

Bài viết nổi bật

Công an điều tra việc Học bổng Xã hội dân sự VOICE xuất hiện trên Website Đại học Vinh

Thực hư luận điệu “Đảng không có năng lực lãnh đạo phòng, chống tham nhũng”

THỰC TRẠNG “SỢ SAI”, “SỢ TRÁCH NHIỆM”… TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY - ĐÔI ĐIỀU SUY NGẪM