SỰ THẬT VỀ TÀI KHOẢN CÓ TÊN “Jonathan Galindo” VÀ SỰ CHỦ QUAN CỦA MỘT SỐ NGƯỜI DÙNG MẠNG INTERNET
Những ngày qua, trên mạng lan truyền thông tin về 1 tài khoản có tên Jonathan Galindo, với những câu chuyện li kì, có hơi hướng rùng rợn. Lời đồn đại cho rằng nếu được tài khoản này gửi lời mời kết bạn, bạn sẽ nhận được một tin nhắn mà sau khi nhấp vào link trong tin, bạn sẽ làm lộ địa chỉ IP thiết bị của mình. Tài khoản này sẽ tìm được thông tin, địa chỉ của bạn. Sau đó tài khoản này sẽ đưa ra 2 lựa chọn, 1 là bạn làm theo thử thách, hoặc gia đình bạn sẽ bị ám sát.
Những câu chuyện tưởng chừng vô hại và khó tin như thế này đã làm ảnh hưởng tới cuộc sống của rất nhiều người trên thế giới, đặc biệt là các bạn trẻ. Theo một số trang báo mạng, rất nhiều người đã làm theo các thử thách nguy hiểm, và thậm chí đã mất mạng khi tham gia. Đây là những nguy hiểm ngoài đời thực từ môi trường ảo. Nhiều bạn trẻ không hề được trang bị những kĩ năng để phản ứng đúng cách với những tình huống như vậy.
Chúng ta cũng chưa quên ở thời kỳ đầu khi mạng internet bắt đầu phổ biết tại Việt Nam, những dòng tin lan truyền như “bạn phải gửi tin nhắn này cho 10 người nếu không sẽ gặp xui xẻo”, hay “nếu bạn không làm điều này điều kia, bạn sẽ có hậu quả không tốt”, hoặc thậm chí “share hình ảnh cái thìa này để được điểm cao trong kì thi học kì?!!”. Tất cả những dòng tin như vậy đã được chia sẻ liên tục trong một thời gian rất dài, chỉ bởi chúng ta sợ 1 điều gì đó sẽ xảy ra.
Mạng là ảo, nhưng nỗi sợ là thật, cho dù đó là những nỗi sợ vu vơ, không căn cứ. Chúng ta nên tự trang bị những kiến thức nhất định cho bản thân khi tham gia môi trường ảo. Vẫn là không ấn vào link lạ, không kết bạn với người lạ, không công khai quá nhiều thông tin cá nhân trên mạng, không để lộ vị trí, địa chỉ của bản thân… Những điều tưởng như đơn giản này lại giúp giữ an toàn cho bạn khi online.
Ở thời đại này, thông tin cá nhân của mỗi người được lưu giữ ở khắp các tài khoản khác nhau trên mạng. Dấu vân tay, nhận diện khuôn mặt, thói quen, hành vi, sở thích, vị trí… đều có thể bị rao bán bất kì lúc nào cho kẻ xấu sử dụng. Vì thế, hãy tự nâng cấp sự bảo mật cho bản thân, để có thể được an toàn cả trên mạng và cuộc sống thực.
CRE: VTV
Những câu chuyện tưởng chừng vô hại và khó tin như thế này đã làm ảnh hưởng tới cuộc sống của rất nhiều người trên thế giới, đặc biệt là các bạn trẻ. Theo một số trang báo mạng, rất nhiều người đã làm theo các thử thách nguy hiểm, và thậm chí đã mất mạng khi tham gia. Đây là những nguy hiểm ngoài đời thực từ môi trường ảo. Nhiều bạn trẻ không hề được trang bị những kĩ năng để phản ứng đúng cách với những tình huống như vậy.
Chúng ta cũng chưa quên ở thời kỳ đầu khi mạng internet bắt đầu phổ biết tại Việt Nam, những dòng tin lan truyền như “bạn phải gửi tin nhắn này cho 10 người nếu không sẽ gặp xui xẻo”, hay “nếu bạn không làm điều này điều kia, bạn sẽ có hậu quả không tốt”, hoặc thậm chí “share hình ảnh cái thìa này để được điểm cao trong kì thi học kì?!!”. Tất cả những dòng tin như vậy đã được chia sẻ liên tục trong một thời gian rất dài, chỉ bởi chúng ta sợ 1 điều gì đó sẽ xảy ra.
Mạng là ảo, nhưng nỗi sợ là thật, cho dù đó là những nỗi sợ vu vơ, không căn cứ. Chúng ta nên tự trang bị những kiến thức nhất định cho bản thân khi tham gia môi trường ảo. Vẫn là không ấn vào link lạ, không kết bạn với người lạ, không công khai quá nhiều thông tin cá nhân trên mạng, không để lộ vị trí, địa chỉ của bản thân… Những điều tưởng như đơn giản này lại giúp giữ an toàn cho bạn khi online.
Ở thời đại này, thông tin cá nhân của mỗi người được lưu giữ ở khắp các tài khoản khác nhau trên mạng. Dấu vân tay, nhận diện khuôn mặt, thói quen, hành vi, sở thích, vị trí… đều có thể bị rao bán bất kì lúc nào cho kẻ xấu sử dụng. Vì thế, hãy tự nâng cấp sự bảo mật cho bản thân, để có thể được an toàn cả trên mạng và cuộc sống thực.
CRE: VTV
Nhận xét
Đăng nhận xét