Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2020

Đấu tranh chống “chủ nghĩa chống cộng” trước thềm Đại hội XIII của Đảng

Hình ảnh
  Hiện nay, toàn Đảng đang tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Thời điểm này, các thế lực phản động, thù địch lại ra sức “rêu rao” và cổ xúy cho nhiều thứ “chủ nghĩa”, trong đó, nguy hiểm hơn là “chủ nghĩa chống cộng”.  NHẬN DIỆN “CHỦ NGHĨA CHỐNG CỘNG” Chủ nghĩa cộng sản khoa học - Từ điển quan niệm: “Chủ nghĩa chống cộng - hệ tư tưởng chiến đấu của chủ nghĩa đế quốc, thể hiện lợi ích của tư bản độc quyền trong cuộc đấu tranh của nó chống lại các lực lượng của chủ nghĩa xã hội (CNXH), dân chủ và tiến bộ, chống lại phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, chống các dân tộc đang đấu tranh bảo vệ sự nghiệp giải phóng dân tộc của mình”(1). Theo đó, “chủ nghĩa chống cộng” (hay còn gọi là chủ nghĩa chống cộng sản) chính là hệ thống các học thuyết chính trị - xã hội, quan điểm, tư tưởng và những chính sách phản động, phản khoa học của giai cấp tư sản và nhà nước tư bản chủ nghĩa, chống lại chủ nghĩa Mác - Lênin, CNXH hiện thực, các lực lượng cách ...

Những “bàn tay đen” hòng khuấy đảo luật pháp Việt Nam

Hình ảnh
  Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vào rạng sáng 9-1-2020 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội được Tòa án Nhân dân TP Hà Nội mở ngày 7-9-2020, dự kiến hôm nay (14-9), Hội đồng xét xử sẽ tuyên án. Toàn cảnh phiên tòa xét xử vụ án tại xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Ảnh: TTXVN Do tính chất phức tạp của vụ án nên ban đầu, tòa dự kiến tiến hành xét xử trong 10 ngày. Nhưng mới bước sang ngày thứ 4 thì toàn bộ các bị cáo đã nhận tội và xin được sự khoan hồng của pháp luật. Nhiều bị cáo đã nói rõ trước tòa, điển hình là bị cáo Lê Đình Doanh: “Trong thời gian nằm trong trại tạm giam đã nghĩ về hành động của mình và nhận ra lỗi lầm mà mình đã gây nên, do đó bị cáo thành tâm sám hối. Đề nghị các luật sư thôi không bào chữa cho bị cáo nữa...”. Đây là chuyện rất bình thường trong các vụ án, bởi sau những đêm nằm ngẫm nghĩ và khi được tòa phân tích thì các bị cáo đã nhận ra tội lỗi của mình, mong muốn sửa chữa, chuộ...

Không thể xuyên tạc và bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hình ảnh
  Chỉ cần hiểu đúng về lịch sử, viết đúng sự thật lịch sử thì mỗi người đều nhận thấy rất rõ rằng, cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách và "tên tuổi của đồng chí Hồ Chí Minh sẽ mãi mãi gắn bó với những hành động cao cả nhất và những ước mơ cao quý nhất của nhân loại nhằm thực hiện một khối cộng đồng anh em thực sự của nhân dân các nước được hưởng quyền bình đẳng và được thoả mãn đầy đủ về những nhu cầu vật chất và tinh thần của mình, một thế giới không có chiến tranh, không có sự tàn bạo, nghèo khổ và phân biệt đối xử" [1] . ĐỪNG LÀM NHỮNG VIỆC TRÁI VỚI LƯƠNG TÂM MÌNH Hằng năm, cứ vào dịp kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2), Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5), Ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công và Quốc khánh (2/9) thì diễn đàn mạng lại "sôi nổi" các bài viết, phát biểu nhằm xuyên tạc, bôi nhọ và "hạ bệ thần tượng" Hồ Chí Minh thông qua các sự kiện lịch sử được nhìn nhận một cách méo mó, cắt cúp có chủ ý. Đó chính ...

Chiêu trò lợi dụng phản ứng tiêu cực của một số người dân để "bôi đen" nền tư pháp

  Thời gian gần đây, xảy ra việc người dân tìm đến cái chết để phản đối quyết định của tòa án. Lợi dụng việc này, một số đối tượng bất mãn, phản động, cấu kết một số đài nước ngoài liên tục có những bài viết, video clip phát trên mạng xã hội nhằm kích động người dân, "bôi đen" nền tư pháp, nói xấu chế độ ta. Chúng rêu rao rằng, một vài vụ tử tự của ông A, ông B là do "bị dồn ép đến đường cùng", hoặc họ muốn chết để "cảnh tỉnh" chế độ... Trước những vụ việc như vậy, cơ quan Tư pháp càng cần phải nâng cao bản lĩnh, không bị thông tin "nhiễu" tác động, thể hiện rõ tính độc lập của hệ thống tư pháp. Ông M.V.H. là bị cáo trong vụ án "Cố ý gây thương tích", bị TAND huyện Phú Riềng xét xử sơ thẩm, tuyên phạt 2 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Không đồng ý với mức án này, bị hại đã có đơn kháng cáo đề nghị tăng mức hình phạt đối với M.V.H.. Ngày 12/8, TAND tỉnh Bình Phước mở phiên tòa phúc thẩm giữ nguyên mức hình phạt như án sơ thẩm, nh...

“Dự đoán nhân sự” – luận điệu chống phá, gây nhiễu trước thềm Đại hội XIII của Đảng

Hình ảnh
Trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động đẩy mạnh các hoạt động chống phá, tuyên truyền xuyên tạc, tung tin sai trái, bịa đặt. Một trong những thủ đoạn nguy hiểm, thu hút sự chú ý của nhiều người là xuyên tạc công tác nhân sự, cán bộ của Đảng để chống phá. Trên nhiều phương tiện truyền thông hải ngoại, trang mạng của tổ chức phản động, lưu vong và mạng xã hội, các đối tượng này tăng cường tung ra các luận điệu xuyên tạc, giả mạo, thất thiệt chống phá Đại hội XIII. Chúng ra sức thổi phồng, suy diễn, bóp méo, bịa đặt, quy kết thành những hạn chế, yếu kém của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ. Chúng cho rằng công tác cán bộ, nhân sự Đại hội XIII là cuộc “tranh giành quyền lực”, “thanh trừng nội bộ”, “thủ tiêu đối phương”... Chúng cố tình dựng chuyện, quy chụp rằng, việc chuẩn bị đại hội như là hoạt động thay cho đại hội, là “xóa bỏ quyền của các đại biểu dự đại hội”; việc thực hiện công tác quy hoạch và đ...

Chân dung Bùi Thị Nối – kẻ gây rối tại phiên tòa Đồng Tâm

Hình ảnh
Trong 2 ngày xét xử vụ việc tại Đồng Tâm, trong khi 28/29 bị cáo nhận tội, xin hưởng sự khoan hồng của pháp luật, chỉ duy nhất bị cáo Bùi Thị Nối có hành vi gây rối, làm náo loạn phiên tòa. Trong phần xét hỏi sáng ngày 8/9, khi Tòa đưa ra các câu hỏi, bị cáo Bùi Thị Nối (con nuôi Lê Đình Kình, ảnh) đã có hành vi nhảy lên ghế, xô đẩy 02 nữ Cảnh sát hỗ trợ tư pháp để xông lên cướp mic... khi Chủ tọa phiên tòa gọi tên lên bục khai báo. Sau khi cướp được mic bị cáo đã có lời lẽ cay độc như: - "Mua xăng để th.i.êu c.h.ế.t bọn chúng (ám chỉ Cảnh sát)" - "Công an l.ừ.a b.ắ.t bố Nối (ám chỉ Kình), đá.nh gã.y chân bố Nối, Nối phải gi.ết gấp mười lần tr.ả th.ù cho bố Nối" - Phải dùng bom xăng để bảo vệ nhân loại Chân dung Bùi Thị Nối Chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo chấp hành theo quy định của pháp luật để tiếp tục phiên tòa nhưng bị cáo liên tục có hành vi chống đối cho nên đã bị Chủ tọa yêu cầu lực lượng Cảnh sát áp giải ra khỏi phiên tòa. Có thể nói, bị ...

Sự "hối hận" muộn màng!

Hình ảnh
  Liên quan đến phiên tòa xét xử các đối tượng giết người, chống người thi hành công vụ ở Đồng Tâm, bị cáo Lê Đình Công đã bày tỏ sự "ăn năn", "hối hận" trước những tội lỗi mình gây ra, đồng thời gửi lời xin lỗi đến người thân của ba nạn nhân bị nhóm người tàn bạo ở Đồng Tâm thiêu chết hồi đầu năm. Trước sự "hối hận" này của Lê Đình Công, nhiều người đã tỏ ra hoài nghi, ngờ vực. Tại sao một kẻ cầm đầu nhóm Đồng Thuận vốn ngoan cố, lưu manh lọc lõi, coi thường pháp luật, coi khinh tính mạng của người khác nay lại nhanh chóng tỏ ra "ăn năn", "hối hận" như vậy.  Phải chăng, trước tình thế phải đối diện với án tử, Lê Đình Công đã "nước mắt cá sấu" để mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật, sự tha thứ của gia đình các nạn nhân hay cầu cứu lòng thương hại của cộng đồng dư luận. Nhiều người còn nói đầy ẩn ý rằng, đây chính là sự "hối hận" muộn màng! Cần nhớ rằng, vì quyền lợi của bản thân và gia đình mình, L...

Lý lịch một gia đình “dân oan” trong vụ Đồng Tâm!

Hình ảnh
  Trong mấy ngày vừa qua, các trang mạng phản động, các đối tượng dân chủ trong nước đã liên tục kêu khóc cho các bị cáo trong vụ Đồng Tâm, đặc biệt là các thành viên trong gia đình Lê Đình Kình. Chúng cho rằng đây là những người dân lương thiện, bị mất đất, bị chính quyền đàn áp. Chính vì thế, chúng yêu cầu các tổ chức quốc tế vào cuộc để đòi trả tự do cho đám này. Vậy các bị cáo trong vụ việc Đồng Tâm có phải người dân lương thiện. Chúng ta hãy xem lý lịch một gia đình “dân oan” nổi bật trong vụ án này. Đó là gia đình Lê Đình Kình. Trước hết, nói về Lê Đình Kình. Lê Đình Kình từng là bí thư xã, từng bị kỷ luật vì đã ăn chặn gạo cứu đói của dân, ăn chặn tiền trợ cấp của đối tượng chính sách… Vì những hành vi này mà ông Kình bị kỉ luật mất chức. Cũng chính dưới thời Lê Đình Kình làm chủ tịch xã Đồng Tâm, ông là người đầu tiên ký giấy cấp đất cho 1 trog 14 hộ dân sinh sống tại phần đất thuộc Bộ Quốc Phòng, cũng từ đây quan chức xã, thôn và dân chúng mới thi nhau “làm thịt” miếng đất...

Thủ đoạn tán phát “tuyên bố”, “kiến nghị” chống phá phiên tòa xét xử vụ án Đồng Tâm

Hình ảnh
  Vụ án “giết người”, “chống người thi hành công vụ” xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức sẽ được TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm từ ngày 7/9. Là một phiên toà hình sự, tuy nhiên các thế lực chống phá đã cố tình chụp mũ “khiếu kiện dân oan” để hướng lái, xuyên tạc bản chất vụ án, tạo điểm nóng miệt thị Đảng, Nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng. Ngay trước thời điểm diễn ra phiên toà, trên mạng hải ngoại lan truyền bài viết được cho là của câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng (hội nhóm tự phát với sự tham gia của một số cá nhân bất mãn, chống phá Đảng, Nhà nước).  Bài viết tiêu đề “Chính quyền từ sai lầm đến tội ác”, đưa ra 10 điểm, vu cáo chính quyền sai lầm về chính sách ruộng đất và quản lý đất đai; sai lầm về việc cố tình chiếm 59ha đất đồng Sênh của dân Đồng Tâm; sai lầm về công tác dân vận và thực thi pháp luật; sai lầm bịa đặt các kịch bản; quy kết thành “tội ác ép cung nhận tội trên tivi”; “tội ác ngăn cản sự cứu giúp nạn nhân và trợ giúp pháp lý”…  Bài viết còn đánh lận bằng nhữ...