Tỉnh táo trước giọng điệu xuyên tạc, phiến diện liên quan đến các đối tượng chống phá
Thời gian gần đây, ngay sau khi một số đối tượng chống phá, phản động trong nước bị bắt giữ, trên các trang mạng xã hội phản động trong và ngoài nước cũng bắt đầu rầm rộ đăng tải các nội dung với giọng điệu xuyên tạc, suy diễn nhằm mực đích gây hoang mang trong dư luận, gây bất ổn định về tình hình chính trị, tư tưởng Nhân dân…
Hình ảnh đối tượng chống đối Đảng, Nhà nước Phạm Thị Đoan Trang được đăng tải, chia sẻ dày đặc trên không gian mạng. (Arnh chụp từ internet).
Điển hình như trên Đài Châu Á tự do (RFA) đã xuất hiện đơn kêu cứu của mẹ Lê Chí Thành, một công an “tuột xích”, kiêm dân chủ viên cho rằng anh này đã bị những đòn thù tra tấn dã man ở Trại tạm giam. Ngay sau khi bài viết được đăng tải đã nhận được không ít comment (bình luận) của cộng đồng mạng xã hội bày tỏ những quan điểm không đồng tình và cho rằng đó là tư tưởng phiến diện, giọng điệu xuyên tạc có sự tiếp tay của các thế lực thù địch.
Một chia sẻ viết: “Rõ ràng đây chỉ là những lời ngụy tạo nhằm đánh bóng tên tuổi cho Thành trước ngày xét xử. Trong bối cảnh các trang mạng xuất hiện dày đặc những cái tên như Phạm Thị Đoan Trang, Trương Châu Hữu Danh, lo sợ con trai mình bị thế giới dân chủ bỏ rơi, việc ngụy tạo câu chuyện đẫm nước mắt trong tù là dễ hiểu nhằm thu hút sự quan tâm của dư luận”.
Chia sẻ khác thì cho rằng: “Nghe bài viết này tôi thấy sai sai, đây là thời gian tạm giam vậy mà người mẹ này có thể nhìn thấy con mình bị trói treo 2 chân, 2 tay suốt 7 ngày trong hầm (phân) được… Đó là chưa kể với một kẻ như Thành, tất cả sai phạm đều đã thể hiện trên mạng thì cần gì cơ quan công an phải tra tấn để lấy cung”.
Tháng 10-2021, cơ quan Công an đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét khẩn cấp đối với bị can Phạm Thị Đoan Trang, địa chỉ phường 10, quận 3, TP Hồ Chí Minh về tội “Tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Đối tượng này có mối liên hệ mật thiết với các tổ chức phản động lưu vong và thường xuyên cấu kết với các phần tử chống đối trong và ngoài nước sử dụng chiêu trò phản biện xã hội để thể hiện chính kiến, quan điểm trước các sự kiện chính trị , các vấn đề xã hội quan tâm nhưng thực chất là lợi dụng để xuyên tạc chủ trương, đường lối Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đồng thời kích động, cổ súy cho các hành vi chống đối, gây bất ổn chính trị, xã hội.
Với những hoạt động chống phá quyết liệt, Phạm Thị Đoan Trang trở thành một trong các đối tượng rất được các thế lực thù địch bên ngoài hậu thuẫn, bênh vực mạnh mẽ trên các diễn đàn và chia sẻ rộng trên cộng đồng mạng. Đặc biệt, mạng xã hội và truyền thông “lề trái” đã rộ lên làn sóng đòi tự do cho Trang, nhất cử, nhất động của Trang cũng được các tổ chức, truyền thông phản động đưa tin đậm nét và dày đặc.
Bày tỏ quan điểm về đối tượng này, một facebook bình luận: “Có lẽ nếu quan tâm về những vấn đề nóng trong nước thì khó ai mà không biết đến cái tên Phạm Thị Đoan Trang - được mệnh danh là “nữ chúa trong làng dân chủ”. Các tổ chức chống phá, thù địch rất cần những nhân tố có khả năng viết lách và thành thạo ngoại ngữ như Trang. Và tất nhiên sau đó là hàng loạt lời bơm kích, hà hơi, tăng bốc. Và minh chứng là Trang luôn được xướng tên đầu tiên khi nhận các thành tích chống phá núp dưới vỏ bọc khen thưởng cho quá trình đấu tranh dân chủ, nhân quyền”.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, cùng với việc lợi dụng các vấn đề trên, song song với đó các đối tượng còn lợi dụng những vấn đề nóng, nhạy cảm hay ngay cả khi đất nước diễn ra các sự kiện lớn thì hoạt động chống phá của các phần tử cơ hội, chống đối, thế lực thù địch cũng diễn ra rất quyết liệt, trong đó hoạt động phá hoại về tư tưởng, chính trị là rất lớn. Có đến hàng nghìn trang trên mạng xã hội và các kênh Youtube, nhất là của tổ chức Việt Tân đăng tải các thông tin bịa đặt, xuyên tạc, tuyên truyền sai sự thật.
Đặc biệt, có một thực tế đáng lo ngại là trong những thông tin xuyên tạc, suy diễn, bịa đặt sai sự thật được phát trên mạng xã hội… đã có sự nhúng tay, góp sức của một số cán bộ cơ hội, biến chất.
Trong tỉnh, để tập hợp lực lượng một số đối tượng là thành viên của tổ chức Việt Tân, Hội anh em dân chủ và các phần tử bất mãn tiếp tục lợi dụng không gian mạng đăng tải tin, bài có nội dung xuyên tạc, bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo các cấp, kêu gọi tẩy chay bầu cử, đòi thay đổi Hiến pháp.
Một số tài khoản Facebook, blog cá nhân thì thông tin sai sự thật, xuyên tạc tình hình công tác phòng, chống dịch COVID-19, các vụ việc phức tạp, nhạy cảm, nhằm kích động, lôi kéo một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”...
Theo báo cáo của Công an tỉnh, 9 tháng năm 2021 lực lượng Công an đã tổ chức xác minh, đấu tranh 151 trường hợp đăng tải bài viết có nội dung xấu, độc trên internet; gọi, hỏi, răng đe 135 trường hợp, vô hiệu hóa nhiều hội, nhóm phức tạp về an ninh - trật tự trên địa bàn tỉnh. Đáng chú ý, đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng Bùi Văn Thuận, sinh năm 1981 tạm trú tại thị xã Nghi Sơn về tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.
Để đấu tranh hiệu quả với các thủ đoạn, chiêu trò thâm hiểm của các thế lực thù địch, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Chỉ đạo 35 tỉnh, công tác thông tin, tuyên truyền, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, thông tin xấu, độc trên mạng xã hội đã được tăng cường; Ban Chỉ đạo 35 các cấp đã làm tốt công tác tuyên truyền, định hướng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đấu tranh phản bác các thông tin xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.
Việc xử lý nghiêm minh, xét xử công khai, có hình phạt thích đáng đối với những đối tượng chống đối, phần tử cơ hội, chống phá Đảng, Nhà nước, nhất là tìm ra đối tượng chủ mưu, đứng đầu đã được các cơ quan chức năng của tỉnh phát hiện, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Để tiếp tục chủ động trong thời gian tới, Công an tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ trong tỉnh triển khai thực hiện các đề án, kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động lợi dụng không gian mạng để vi phạm pháp luật, trọng tâm là đấu tranh với hoạt động tán phát thông tin xấu, độc, chống phá Đảng, Nhà nước.
Đối với mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân, cơ quan Công an đề nghị cần nâng cao tinh thần cảnh giác, khi tiếp cận với những thông tin, tài liệu, nhất là những nội dung thuộc quan điểm về các vấn đề hệ trọng, nhạy cảm của đất nước tán phát trên mạng xã hội, cần phải tỉnh táo nhận diện thông tin tốt, xấu, thông tin xuyên tạc.
Nâng cao hiểu biết, tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết là cách tốt nhất để mỗi người nâng cao “sức đề kháng”, tránh bị cuốn theo những giọng điệu xuyên tạc, kích động chống phá của các thế lực thù địch.
Nhận xét
Đăng nhận xét