HRW “phúc trình” sai sự thật
HRW “phúc trình” sai sự thật
Trần Công Nghệ
Gần đây, VOA, BBC đăng mấy bài viết bởi các “nhà dân chủ”, blogger… nói nhiều về “bản phúc trình” của cái gọi là “Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế” (HRW) với thông tin quá khác xa sự thật, luận điệu rất gian manh nên tôi thấy cần có lời phê phán lại. Ngày 17/2/2022, HRW đã phổ biến “bản phúc trình đặc biệt” dài 82 trang, có tựa đề rất drama “Nhốt chúng tôi ở trong nhà” và bản “thông cáo báo chí” xuyên tạc, bịa đặt “những vụ vi phạm thường xuyên của chính quyền Việt Nam đối với quyền tự do đi lại và những quyền cơ bản khác bằng cách buộc các nhà hoạt động, các nhà bất đồng chính kiến, những người bảo vệ nhân quyền và những người khác phải chịu quản thúc tại gia vô thời hạn”… bla bla bla…
Trước đó, ngày 13/1/2022, (HRW) đã phổ biến “bản phúc trình hằng năm” của mình dài mấy trăm trang, tường trình về tình hình nhân quyền của hơn 100 quốc gia trong năm 2021 (có cả Mỹ, Anh, Úc). HRW đánh giá Úc có nhân quyền và dân chủ hàng đầu thế giới (trong thực tế người châu Á bị kỳ thị ở Úc rất nhiều và rõ nhất trong đại dịch Covid-19); phê phán nhiều nước về các vấn đề liên quan đến người tầm trú và tị nạn, quyền của người bản địa, nhất là trẻ em, các giới hạn về đi lại trong đại dịch Covid-19, quyền tự do biểu đạt, tự do học thuật của sinh viên nước ngoài, những người chống đối chính quyền…
Trong đó, HRW “tường trình nhân quyền tại Việt Nam” khoảng 5-6 trang, không rõ với tư cách gì và cách lấy tư liệu như thế nào mà HRW trắng trợn xuyên tạc rằng, “Chính quyền Việt Nam đã siết chặt các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội, nhóm họp ôn hòa, tự do đi lại và tự do tôn giáo”, vu cáo “Công an giam giữ các nghi can chính trị hàng tháng trời mà không cho tiếp xúc với luật sư và thẩm vấn họ thô bạo”… HRW “phúc trình” rằng trong năm 2021, tòa án Việt Nam đã xử những người có tội chỉ vì đăng ý kiến phê phán Chính phủ, rồi kết án họ nhiều năm tù giam…
Quốc gia nào có luật của quốc gia đó, bất kỳ quốc gia nào cũng không thể dung túng kẻ phạm luật. Thực tế ở Việt Nam, quyền con người, quyền sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật luôn được Nhà nước bảo đảm, bảo vệ, mọi người đều tự do thông tin, báo chí, tự do phát ngôn không gây phương hại đến lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân khác. Một số kẻ lợi dụng tự do dân chủ, tự do thông tin và những vấn đề, vụ việc, vụ án phức tạp đang được các cơ quan chức năng xem xét, xử lý (nhất là các vụ án tham nhũng liên quan đến một số cán bộ, đảng viên), thậm chí những kẻ lợi dụng còn “nhai đi nhai lại” một vụ việc đã xảy ra nhiều năm, để bịa đặt, thêu dệt, phát tán thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, làm vẩn đục môi trường thông tin lành mạnh của cộng đồng, vi phạm pháp luật Việt Nam thì phải được xử lý theo luật định. Quyết tâm chống tham nhũng và kết quả phòng, chống tham nhũng cũng như kết quả phát triển nhân quyền, tự do, tôn giáo ở Việt Nam là không thể phủ nhận. Thế mà thay vì nhìn nhận, đánh giá khách quan những kết quả tình hình đó thì VOA, HRW và một số blogger cố tình lờ đi sự thật để “lăng xê”, “quảng bá” “bản phúc trình” bịa đặt về tình hình ở Việt Nam, xuyên tạc bản chất các vụ việc xét xử một số đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam mà họ gọi là “nhà hoạt động dân chủ”, “nhà báo tự do”, “blogger”… Bất kỳ ai vi phạm pháp luật Việt Nam, không chỉ vi phạm điều 117 Bộ luật Hình sự “làm, lưu giữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống lại Nhà nước” mà vi phạm bất kỳ quy định nào của pháp luật thì bất kỳ ai cũng đều bị xử lý nghiêm. Việc HRW trắng trợn rêu rao “Việt Nam không có tự do báo chí, và chính quyền đã cản trở người dân tiếp cận thông tin” là hoàn toàn sai sự thật, là sự bịa đặt đổi trắng thay đen hèn hạ. Việt Nam có hàng trăm cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử, hàng chục triệu tài khoản mạng xã hội (facebook, zalo…)… Bất kỳ người dân nào cũng đều là nhà thông tin, “nhà báo mạng”, miễn không vi phạm quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân khác.
Tôi lấy làm thắc mắc là tại sao HRW bịa đặt trắng trợn như vậy mà VOA, BBC, blogger Phạm Phú Khải… vẫn nhiệt tình đăng phát tin bài quảng bá cho “bản phúc trình” trái cẳng ngỗng như vậy, còn “nêu gương” một số trường hợp “dân chủ cuội” chống phá như Nguyễn Thúy Hạnh, Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng…
Quả là HRW đã làm một việc hết sức phản phúc vì nó phản ánh sai sự thật về thực tế nhân quyền tại Việt Nam. Cũng như nhiều nước trên thế giới, từ năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội Việt Nam. Tính đến ngày 25/2/2022, Việt Nam đã tiêm phủ vắc xin hơn 2/3 số dân và có tổng cộng hơn 3 triệu ca nhiễm với hơn 2,3 triệu ca được công bố khỏi bệnh… Trong khi thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, Việt Nam xác định công tác phòng, chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm, đặt ưu tiên hàng đầu là bảo vệ sức khỏe người dân. Đại dịch đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thụ hưởng quyền của người dân, trong một số thời điểm bị hạn chế điều kiện sinh hoạt, đi lại do phải giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, song các quyền cơ bản của người dân vẫn được bảo đảm, trong đó có quyền chăm sóc y tế, quyền tiếp cận các nhu yếu phẩm, đồ dùng thiết yếu, giáo dục trực tuyến… Năm 2021, Việt Nam tiếp tục giữ mức tăng trưởng kinh tế trên 2,5%… Đó là những kết quả của sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ và sự chung sức ủng hộ của người dân.
Bên cạnh, Việt Nam có trách nhiệm và nỗ lực đóng góp đáng ghi nhận trong phát triển nhân quyền quốc tế. Một dấu ấn của Việt Nam là bảo đảm quyền con người trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tại Khóa họp thường kỳ lần thứ 47 (7/2021), Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHRC) đã thông qua Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người do Việt Nam chủ trì cùng Bangladesh và Philippines soạn thảo và đề xuất, trong đó chú trọng bảo đảm quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương, đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi… Tổng giám đốc Văn phòng LHQ tại Geneva (Thụy Sĩ) bà Tatiana Valovaya, nhấn mạnh “Việt Nam đã nỗ lực, quyết tâm rất cao trong việc bảo vệ quyền con người và thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của LHQ”. Những thành tựu toàn diện trong phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế đã góp phần tạo nguồn lực cho việc bảo đảm thụ hưởng các quyền con người của người dân, thúc đẩy nâng cao chất lượng tăng trưởng với những cam kết về lao động và phát triển bền vững.
Đó là những minh chứng cho thấy chính sách bảo đảm và thúc đẩy quyền con người của Việt Nam, đúng như quan điểm Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nêu rõ: “Người dân vừa là trung tâm, vừa là chủ thể”, đồng thời là động lực, mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn xã hội…/.
Nhận xét
Đăng nhận xét