Đập tan chiêu trò mượn danh Tổ chức Human Rights Watch để xuyên tạc nhân quyền ở Việt Nam của Phạm Phú Khải

 


Vẫn là chiêu trò ấu trĩ của Phạm Phú Khải hòng chống phá Đảng và Nhà nước. Mới đây, trên trang Voatiengviet, Phạm Phú Khải có bài viết “Nhân quyền Việt Nam qua lăng kính Human Rights Watch”. Trong bài viết Y dựa vào bản phúc trình hằng năm của Tổ chức theo dõi Nhân quyền (HRW) để biên tập, trích dẫn các vấn đề liên quan đến quyền con người ở một số nước trong đó có Việt Nam. Điều nguy hiểm là Y đánh lừa người dân bằng cách lấy cái uy của tổ chức HRW, một tổ chức mà Y thừa hiểu rằng, tổ chức này hoạt động độc lập và đã từng có những nhận định thiếu khách quan, phản ánh không đúng sự thật, quy chụp về nhân quyền ở Việt Nam, hòng kêu gọi, kích động, lôi kéo người dân cùng lên án về nhân quyền ở Việt Nam. Vậy, bản chất của HRW là gì? Việt Nam đã đảm bảo nhân quyền như thế nào? Tất thảy chúng ta biết rằng:

1. Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) là một tổ chức phi chính phủ, nghiên cứu và cổ vũ cho nhân quyền, thành lập năm 1978, trụ sở đặt tại New York, Mỹ. HRW có nhiệm vụ, chức năng ra báo cáo nghiên cứu về vi phạm nhân quyền quốc tế theo quy định của bản Tuyên ngôn Nhân quyền được quốc tế công nhận. Tuy nhiên, quá trình theo dõi nhân quyền ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, HRW đã đi ngược lại với tôn chỉ, mục đích hoạt động, bị nhiều nước chỉ trích là thông tin báo cáo không chính xác; báo cáo sai sự thật và thiên vị; báo cáo lệch hoàn toàn và lợi dụng ý thức hệ chống lại các nước trái ý thức hệ tư bản, điển hình là các nước theo chủ nghĩa xã hội và đạo Hồi, trong đó có Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Sri Lanka, Ethiopia… và thiên vị Mỹ… Năm 2008 Venezuela đã trục xuất tất cả các thành viên của tổ chức này vì những lý do chỉ trích trên. Có thể thấy, HRW đã lợi dụng việc “theo dõi nhân quyền” để can thiệp vào nội bộ, kích động vi phạm quy định về an ninh của các quốc gia mà tổ chức này hướng tới. Phạm Phú Khải đã mượn danh tổ chức này để đặt điều, lôi kéo, kích động người dân hùa vào hoạt động chống phá chính quyền Việt Nam.

2. Đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam tiếp tục ghi nhiều dấu ấn quan trọng. Tôn trọng và bảo vệ nhân dân là một chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta được thể hiện rõ trong bản Tuyên ngôn độc lập và trong Hiến pháp. Đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và vững chắc về nhân quyền. Điển hình như năm 2021 Việt Nam tiếp tục thông qua và sửa đổi nhiều bộ luật quan trọng; xây dựng luật, pháp lệnh qua các năm luôn đảm bảo nguyên tắc quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân; bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tiếp cận thông tin; tạo các nền tảng số, mạng xã hội để người dân tiếp cận thông tin, trao đổi và bày tỏ quan điểm của mình. Tính tới tháng 12/2021, hơn 70% dân số Việt Nam sử dụng internet, hơn 72 triệu người dùng mạng xã hội. Năm 2020 và 7 tháng đầu năm 2021, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Chính phủ đã triển khai có quy mô các gói an sinh xã hội, (lần một 62.000 tỷ đồng, lần hai 26.000 tỷ đồng) là nền tảng để bảo vệ các quyền con người, đồng thời cho thấy nỗ lực và quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ, bảo đảm, thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam.

Công tác đối ngoại về quyền con người qua các khuôn khổ song phương được triển khai hiệu quả. Năm 2021, Việt Nam đã tổ chức thành công Đối thoại thường niên về quyền con người với Mỹ và Úc, cung cấp thông tin về các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước tích cực, chủ động tham gia hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người do LHQ ban hành. Tính đến năm 2021, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của LHQ về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế, trong đó có 7/8 công ước cơ bản. Các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên cam kết thực hiện, coi đó là trách nhiệm chính trị, pháp lý của Nhà nước.

Những minh chứng trên là cơ sở lý luận, thực tiễn khách quan để bác bỏ những luận điệu mượn danh tổ chức HRW của Phạm Phú Khải để chống phá Đảng và Nhà nước, chúng ta cần lên án mạnh mẽ và đấu tranh bác bỏ./.

Nhận xét

Bài viết nổi bật

Công an điều tra việc Học bổng Xã hội dân sự VOICE xuất hiện trên Website Đại học Vinh

Thực hư luận điệu “Đảng không có năng lực lãnh đạo phòng, chống tham nhũng”

THỰC TRẠNG “SỢ SAI”, “SỢ TRÁCH NHIỆM”… TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY - ĐÔI ĐIỀU SUY NGẪM