Bác bỏ luận điệu xuyên tạc đường lối đối ngoại Việt Nam

 


Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; vừa hợp tác vừa đấu tranh; kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược, “dĩ bất biến ứng vạn biến”; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở luật pháp quốc tế là  nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định nguyên tắc nền tảng và tư tưởng chỉ đạo của đối ngoại Việt Nam, đó là: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; ý chí tự lực, tự cường và nội lực là quyết định, cơ bản, lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng; kết hợp chặt chẽ giữa các trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân và giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh để tạo thế chân kiềng vững chắc, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, huy động nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất nước; giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam kết hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện và thống nhất của Đảng, quản lý tập trung của Nhà nước đối với đối ngoại và hội nhập quốc tế.

 Nhờ đường lối đối ngoại nhất quán nêu trên, sự tin cậy về chính trị của Việt Nam luôn được củng cố. Việt Nam cũng ngày càng mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các nước láng giềng, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, đối tác quan trọng và các nước bạn bè truyền thống, trên tinh thần bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau và phù hợp với luật pháp quốc tế. Triển khai mạnh mẽ, hiệu quả, sáng tạo đối ngoại đa phương, chủ động, tích cực phát huy vai trò, đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự kinh tế – chính trị quốc tế; đặc biệt là ASEAN, Liên hợp quốc, các cơ chế hợp tác liên nghị viện quốc tế và khu vực (như AIPA, IPU, APEC, hợp tác tiểu vùng Mekong) cũng như trong các vấn đề quốc tế có tầm quan trọng chiến lược, phù hợp với yêu cầu, khả năng và điều kiện của Việt Nam.

Cùng với đó, sau hơn 35 năm đổi mới, kinh tế – xã hội, chính trị, quốc phòng và an ninh của Việt Nam cũng đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện, nâng tầm được cả thế  lực và uy tín trên trường quốc tế. Quy mô, trình độ nền kinh tế đất nước được nâng lên. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần. Ổn định chính trị – xã hội được đảm bảo trên cơ sở củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quốc phòng – an ninh được giữ vững và tăng cường vững chắc. Đất nước hội nhập sâu rộng vào mọi mặt đời sống xã hội quốc tế, là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Nhất là thời gian gần đây, tình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, Việt Nam vẫn tận dụng được thời cơ, tiếp tục tạo nên những kết quả toàn diện, với nhiều dấu ấn nổi bật trên các lĩnh vực. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Những kết quả nổi bật của đối đường lối đối ngoại đúng đắn, sáng tạo, nhất quán của Việt Nạm là sự thật rõ ràng; đồng thời bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối đối ngoại Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động cho rằng, nền ngoại giao của Việt Nam còn lạc hậu, bị động, thiếu bản sắc, chưa đủ sức giữ vị trí tiên phong để bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc./.

Nhận xét

Bài viết nổi bật

Công an điều tra việc Học bổng Xã hội dân sự VOICE xuất hiện trên Website Đại học Vinh

Thực hư luận điệu “Đảng không có năng lực lãnh đạo phòng, chống tham nhũng”

THỰC TRẠNG “SỢ SAI”, “SỢ TRÁCH NHIỆM”… TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY - ĐÔI ĐIỀU SUY NGẪM