NHÌN VÀO CUỘC CHIẾN TRANH GIỮA NGA VÀ UKRAINA NGHĨ VỀ VẤN ĐỀ “NGOẠI GIAO CÂY TRE” CỦA VIỆT NAM
Cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraina vẫn đang có những diễn biến hết sức phức tạp, để xảy ra câu chuyện đáng buồn như ngày hôm nay đó chính là con đường lắt léo mà ngài TT đương nhiệm của Ukraina đã chọn. Cuộc chiến này diễn ra trong bối cảnh NATO đang muốn thâu nạp nốt những thành viên cuối cùng của Liên bang Xô Viết là Ukraina và kéo theo đó là các mối đe dọa an ninh quốc gia tới sát biên giới của Nga khiến cho Tổng thống Putin ăn không ngon, ngủ không yên khi việc sát nhập Ukraina vào NATO đồng nghĩa với việc họ sẽ mở rộng về phía Đông của NATO các căn cứ quân sự và đó chính là mối đe dọa hiện hữu với Nga trong tương lai. Theo đó, việc Ukraine gia nhập liên minh quân sự của phương Tây bị cho là “hành vi thù địch”.
Bên cạnh đó, một trong những lý do khiến Putin nổi đóa chính là những hành động của những kẻ vô ơn khi kéo đổ tượng đài LêNin, muốn xóa bỏ tận gốc những tàn tích của chủ nghĩa Cộng sản, quay lưng với quá khứ, với những thế hệ cha ông đã từng đổ máu anh hùng để có được một Liên bang Xô Viết hùng mạnh và sự ra đời của Ukraina như ngày hôm nay. Cho nên, Moscow luôn nhấn mạnh quan điểm “Ukraine không chỉ là quốc gia láng giềng, mà là một phần không thể thiếu trong lịch sử, văn hóa và tinh thần của Nga”.
Hệ quả là chính quyền của Tổng thống Volodymyr Zelensky đang phải đương đầu với quân đội Nga – một đội quân hùng mạnh bậc nhất thế giới hiện nay. Những thiệt hại về người và cơ sở vật chất đã xảy ra. Nghiêm trọng hơn, sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine không còn được bảo đảm, nguy cơ đất nước bị đưa trở lại vòng kiểm soát và ảnh hưởng của nước lớn ngày càng trở nên rõ hơn.
Từ câu chuyện về Ukraina, nhiều bình luận trên mạng xã hội liên hệ tới Việt Nam trong nhiều nét tương đồng, trong đó nhiều người đã rất tán thành đường lối ngoại giao mà Đảng, Nhà nước ta đã lựa chọn trong quan hệ quốc tế khi mà địa chính trị giữa Việt Nam và Ukraina cũng có những điểm tương đồng, đan xen với nhau.
Đến đây, chúng ta cần nhấn mạnh đến đường lối đối ngoại “cây tre” được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tổng kết thực tiễn và đúc kết thành lý luận, thành bài học kinh nghiệm cho đường lối ngoại giao của nước ta từ hàng nghìn năm lịch sử cho đến khi nhà nước Việt Nam được thành lập năm 1945.
Phát biểu mới đây tại hội nghị đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh “ngoại giao cây tre Việt Nam”. Theo đó, lợi ích quốc gia, dân tộc được coi là mục đích cao nhất, là cơ sở gốc rễ cho các chính sách đối ngoại của Việt Nam. Cây tre ngoại giao Việt Nam có gốc phải vững, thân phải chắc, và cành phải uyển chuyển để thích ứng với từng bối cảnh cụ thể.
Sự kiên định về lợi ích quốc gia, linh hoạt và mềm dẻo, quyết đoán… trong từng hành động chính sách đối ngoại sẽ bảo đảm cho Việt Nam giảm thiểu nguy cơ bị can thiệp từ bên ngoài, bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ và tự chủ trong quá trình phát triển đất nước.
Nhận xét
Đăng nhận xét