MỘT SỰ SO SÁNH VÔ CĂN CỨ
Mới đây, trên trang Doithoaionline.com Đào Tăng Dực đã đăng tải bài viết với tiêu đề “ Vì sao độc tài chậm tiến bộ hơn dân chủ”. Trong đó, y xuyên tạc “Chế độ một đảng cầm quyền là cản trở sự phát triển của đất nước thua kém mô hình dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên”, nhằm kêu gọi, cổ súy cho đa nguyên, đa đảng, hạ thấp vai trò, uy tín của Đảng Cộng sản. Thực chất là Đào Tăng Dực phủ nhận vai trò duy nhất lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội Việt Nam.
- Với luận điệu phản động, Đào Tăng Dực cho rằng mô hình nhà nước độc tài thua kém mô hình dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên trên phương diện quản trị phúc lợi cho nhân dân
Lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XX đã chứng minh, nhờ có sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng CSVN, nhân dân ta đã giành được độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vào cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trước cuộc khủng hoảng, sụp đổ của hệ thống XHCN thế giới, với bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin, con đường đi lên CNXH và các nguyên tắc của nền dân chủ XHCN, Đảng CSVN đã không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; chẳng những chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua sóng to, gió lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội, mà còn khởi xướng, tổ chức công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu to lớn, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế chính trị ngày càng cao trong khu vực và trên thế giới. Mặc dù, Đảng CSVN là lực lượng duy nhất lãnh đạo, cầm quyền, nhưng đó không phải là “tiếm quyền”, “độc quyền” như các thế lực thù địch vu cáo, ngược lại, Đảng CSVN luôn khẳng định dân chủ là quy luật phát triển của xã hội loài người, gắn liền với chế độ nhà nước, vì vậy, dân chủ không thể không mang tính giai cấp.
Nền dân chủ XHCN của nước ta khác biệt với các nền dân chủ khác. Về nội dung, đó là vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN đối với toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội; vì lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Về mục tiêu, đó là hướng tới xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Về cơ chế vận hành, đó là thực hiện triệt để nguyên tắc tập trung dân chủ; đảm bảo “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Mọi quyền lực thuộc về nhân dân, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”.
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng chế độ một đảng cầm quyền ở Việt Nam không cản trở sự phát triển của đất nước, không thua kém mô hình dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên như luận điệu xuyên tạc của Đào Tăng Dực.
- Đào Tăng Dực đã vu khống “ Đảng Cộng sản Việt Nam vì tham quyền cố vị, đã hủy hoại sự đóng góp vô giá của nhiều nhân tài đất nước”
Hiện nay cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có khoảng 5,3 triệu người, đang sinh sống, làm việc, học tập trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó trên 80% là tại các nước phát triển. Với phương châm cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, những năm qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển khối đại đoàn kết dân tộc, thu hút nhân lực, vật lực của bà con kiều bào hướng về phát triển đất nước. Để kêu gọi đầu tư từ doanh nhân Việt kiều, Việt Nam đã tiến hành cải cách nhiều thủ tục đầu tư cũng như việc cư trú, đi lại, ưu đãi cho doanh nghiệp kiều bào. Tính đến hết năm 2021, kiều bào từ 29 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có 376 dự án đầu tư về Việt Nam, tại 42/63 tỉnh, thành của cả nước, tập trung chủ yếu vào các ngành chế biến, chế tạo, với số vốn khoảng 1,72 tỷ USD, chưa kể vốn đầu tư của kiều bào về nước qua các hình thức gián tiếp khác, hoặc đầu tư theo hình thức đầu tư trong nước.
Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, các dự án của người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư về Việt Nam không chỉ tăng về số lượng và quy mô mà còn đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội ở địa phương thông qua tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề, tăng nguồn thu ngân sách. Về lượng kiều hối, Việt Nam hiện nằm trong số 10 nước nhận kiều hối hàng đầu thế giới, trung bình mỗi năm, kiều hối về Việt Nam khoảng trên 10 tỷ USD, năm 2021 là khoảng 12,5 tỷ USD. Đây chính là nguồn lực rất lớn để phục vụ quá trình phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam, đó là niềm tự hào, là trọng trách lớn lao của kiều bào đối với đất nước. Vì thế, chúng ta có thể khẳng định, luận điệu của Đào Tăng Dực là sai sự thật, là sự vu khống quan điểm, chủ trương, chính sách phát triển khối đại đoàn kết dân tộc, thu hút nhân lực, vật lực của bà con kiều bào hướng về phát triển đất nước của ĐCSVN, phủ nhận những đóng góp to lớn mà mà kiều bào yêu nước đã tham gia xây dựng quê hương, đất nước trong thời gian qua./.
Nhận xét
Đăng nhận xét