TỰ DO BÁO CHÍ PHẢI ĐẶT TRONG LUẬT ĐỊNH


 Vừa qua, trên trang “Quyenduocbiet” có bài viết: “Việt Nam mà có tự do báo chí?: đừng có mơ!” của Nguyên Anh, đã đưa ra những luận điệu trái với nghĩa tự do của báo chí nhằm mục đích xuyên tạc nền báo chí xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Nội dung thể hiện trong bài viết cố tình phủ nhận kết quả báo chí Việt Nam đã đạt được với dụng ý xấu, đòi bỏ sự kiểm duyệt, quản lý, định hướng của Đảng, Nhà nước Việt Nam, nên cần đấu tranh bác bỏ bởi lẽ:

Thứ nhất, sự tự do báo chí luôn đặt trong khuôn khổ của pháp luật, luật định. Báo chí phải thực hiện đúng tôn chỉ và hoạt động theo Luật báo chí. Tự do báo chí được hầu hết các quốc gia công nhận bằng văn bản luật và dù ở loại hình nào thì mỗi tờ báo đều có tôn chỉ, mục đích gắn với nhiệm vụ, chức năng của nó. Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền quy định rằng “ai cũng có quyền giữ quan điểm mà không bị can thiệp” và “ai cũng có quyền tự do biểu đạt; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin và ý kiến tất cả các loại, không kể biên giới quốc gia, bất kể bằng lời nói, bằng văn bản hay in ấn, dưới hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác tùy theo sự lựa chọn của họ”. Tuy nhiên, khi thực hiện các quyền này phải gắn với trách nhiệm và tuân theo các hạn chế nhất định để tôn trọng quyền hoặc danh dự của những người khác hoặc để bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, hoặc sức khỏe hay đạo đức cộng đồng.

Thực tiễn ở các quốc gia, các chính phủ đều thực hiện các biện pháp xử lý đối với cơ quan, tòa báo, nhà báo khi đưa tin thiếu trung thực và vi phạm luật định. Điều này chứng tỏ những luận điệu về báo chí ở Việt Nam của Nguyên Anh như “Thực chất đây chính là nền báo chí tay sai”; “một nền báo chí phục vụ chế độ”; “chỉ phục vụ cho đảng cầm quyền”; “cho dù có xây dựng một nền báo chí tự do cũng sẽ bị chúng kiềm hãm, không chế và thao túng” là không đúng và hòng che đậy dụng ý đen tối, phản động cố tình đòi đa nguyên, đa đảng như các nước Tư bản chủ nghĩa, khi Y cho rằng để có “tự do ngôn luận” thì Đảng Cộng sản Việt Nam phải “chấp nhận tiến trình đa đảng phái”; “bắt buộc nhà nước đó phải là một nhà nước dân chủ, tam quyền”. Kết quả thực tế về tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam đã chứng minh báo chí luôn hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, đúng luật định và không có hiện tượng “đánh lận con đen”, không có ai bị xét xử, bị bắt giữ, bị “vu khống và chụp mũ” như Nguyên Anh rêu rao, chỉ có những đối tượng lợi dụng, tự do ngôn luận, tự do báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích của tổ chức cá nhân, vi phạm pháp luật, tung tin xấu độc gây bất ổn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội mới bị xử lý theo pháp luật. Bởi vậy, báo chí ở mỗi quốc gia thực sự tự do theo đúng nghĩa thì phải đặt trong khuôn khổ pháp luật, luật định.

Thứ hai, tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam là không thể phủ nhận được! Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, đảm bảo cho mọi công dân đều có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin. Điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan như Luật Báo chí sửa đổi năm 2016 và Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, đồng thời được triển khai thực hiện trong thực tế đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế. Điều 11 Luật Báo chí sửa đổi năm 2016 quy định rõ công dân có quyền: “Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức và cá nhân”.

Hiện thực kết quả dân chủ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam đều đã được báo chí, phương tiện thông tin đăng tải công khai kịp thời, minh bạch, đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh với các biểu hiện sai trái tiêu cực trong xã hội, thể hiện bản chất ưu việt của nền báo chí dân chủ xã hội chủ nghĩa. Sự tự do ngôn luận, tự do báo chí còn thể hiện rất rõ qua số lượng, sự phát triển đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung của báo chí Việt Nam, chứ không phải là “sự trích dẫn con số”, là “câu trả lời sai” phản ánh việc có hay không có báo chí như Nguyên Anh đã đặt điều xuyên tạc!

Như vậy, tự do báo chí phải theo luật định và tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam là không thể phủ nhận được! Những luận điệu lợi dụng tự do báo chí của Nguyên Anh chỉ là hình thức biểu đạt về ngôn ngữ gây ảnh hưởng xấu đến xã hội cần đấu tranh bác bỏ. Chính Nguyên Anh và đồng bọn đang đi ngược lại tôn chỉ của báo chí và xuyên tạc, bóp méo sự thật về tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam bằng những nội dung thiếu khách quan, thiên lệch. Mỗi người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác trước những luận điệu đơm đặt, xuyên tạc và lợi dụng tự do báo chí để phủ nhận những thành quả mà báo chí Việt Nam đã đạt được, cũng như dụng ý xấu ẩn trong sự lợi dụng mà Nguyên Anh đã phản ánh, đăng tải./.

Nhận xét

Bài viết nổi bật

Công an điều tra việc Học bổng Xã hội dân sự VOICE xuất hiện trên Website Đại học Vinh

Thực hư luận điệu “Đảng không có năng lực lãnh đạo phòng, chống tham nhũng”

THỰC TRẠNG “SỢ SAI”, “SỢ TRÁCH NHIỆM”… TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY - ĐÔI ĐIỀU SUY NGẪM