Bạo hành trẻ em không phải là “bản chất” của chế độ xã hội ở Việt Nam

 


Thời gian gần đây, trước tình hình vi phạm quyền trẻ em ở một số nơi gây bức xúc dư luận xã hội, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết, bài nói về vấn đề này. Bên cạnh những bài viết phân tích về tác hại, thực trạng, nguyên nhân và phương pháp khắc phục tình trạng bạo lực đối với trẻ em. Một số cá nhân, viện dẫn những vụ việc trẻ em bị bạo hành để đổ lỗi cho chế độ, hạ thấp uy tín của Đảng. Trong bài “Chúng ta làm gì để bảo vệ trẻ em”, với cái nhìn lệch lạc, Mạc Văn Trang đã cố tình cho rằng “dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng Cộng sản, cái ác càng lan tràn trong xã hội”, rồi tán dương những kẻ vi phạm pháp luật là “những công dân dũng cảm đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền”. Rõ ràng, đây là luận điệu sai trái, hòng phủ nhận vai trò lãnh đạo và hạ thấp uy tín của Đảng ta.

Thứ nhất, bạo hành trẻ em không chỉ có ở Việt Nam

Hiện nay, tình trạng bạo hành trẻ em đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, ở nhiều quốc gia với các thể chế chính trị khác nhau, không chỉ diễn ra ở các nước nghèo, chậm phát triển, mà ngay cả những nước đang phát triển và phát triển thì tình trạng này cũng không phải là ngoại lệ…. Nhiều vụ bạo hành trẻ em làm rúng động thế giới như: Mẹ đẻ bạo hành con ruột, nhiều vụ xả súng vào trường học ở Mỹ; cậu bé 6 tuổi bị mẹ kế và cha ruột bạo hành cả thể chất và tinh thần, dẫn đến cái chết thương tâm ở Anh…

Theo thống kê của tổ chức UNICEF, ước tính 3/4 trẻ em từ 2 đến 4 tuổi trên thế giới (khoảng 300 triệu em) bị cha mẹ, người chăm sóc áp dụng các hình thức kỷ luật bạo lực về thể chất hoặc tâm lý; châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có tỷ lệ trẻ em bị bạo lực và xâm hại cao, tỷ lệ xâm hại thân thể dao động từ khoảng 10% (Trung Quốc) đến 30,3% (Thái Lan). Ở 28 quốc gia châu Âu có khoảng 90% trẻ em gái tuổi chưa thành niên từng bị ép buộc quan hệ tình dục nói rằng các em là nạn nhân của chính người thân hoặc người quen biết.

Khi nghiên cứu, điều tra về tình trạng bạo hành trẻ em trên thế giới, giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc Anthony Lake cho biết: “Ở tất cả các quốc gia, trong mọi nền văn hóa, nạn bạo hành trẻ em cũng đều tồn tại”. Điều này cho thấy, nạn bạo hành trẻ em không phụ thuộc vào thể chế chính trị, nó không chỉ xảy ra ở Việt Nam, mà nó xảy ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Nên, việc Mạc Văn Trang cho rằng “dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, cái xấu, cái ác, nạn bạo hành trẻ em lan tràn trong xã hội” chỉ là cái nhìn phiến diện, ác ý, nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Đảng, hòng gây hoang mang dư luận xã hội.

Thứ hai, Việt Nam rất quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, trẻ em và đã đạt được những kết quả tích cực trong hoạt động này

Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn lực con người của Việt Nam, quyết định đến vận mệnh của dân tộc. Bởi vì, trẻ em không chỉ là lực lượng đông đảo của hiện tại, mà là nguồn nhân lực của tương lai. Công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm: Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 20-CT/TW ngày 05/11/2012 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”, Quốc hội thông qua “Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” (năm 1991); “Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” (sửa đổi năm 2004); “Luật Trẻ em” (năm 2017). Chính phủ có Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 – 2020; Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, giai đoạn 2020 – 2025 và Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị về “Tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em”…

Trên cơ sở, quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, chương trình, kế hoạch của Chính phủ, các cơ quan, ban, ngành và địa phương cụ thể hóa thành những nội dung, giải pháp chăm sóc, bảo vệ trẻ em phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đặc thù của các cơ quan Trung ương và địa phương: các phong trào, chương trình hành động: “Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em”, “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam”, “Tháng hành động vì trẻ em”, “chiến dịch truyền thông Trái Tim Xanh”…

Qua đó, làm cho nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được nâng lên; Hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em đã được quan tâm củng cố, đầu tư cả về cơ sở vật chất và hoạt động. Tỷ lệ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt đã giảm còn 5%, 80% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển.

Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở Việt Nam thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, song vẫn còn tình trạng bạo hành trẻ em ở một số gia đình, địa phương nhưng chỉ là hiện tượng chưa không phải như Mạc Văn Trang xuyên tạc. Vì vậy, mỗi chúng ta cần nêu cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với những luận điệu sai trái, cố tình xuyên tạc công tác và kết quả bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở Việt Nam hòng chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ./.

Nhận xét

Bài viết nổi bật

Công an điều tra việc Học bổng Xã hội dân sự VOICE xuất hiện trên Website Đại học Vinh

Thực hư luận điệu “Đảng không có năng lực lãnh đạo phòng, chống tham nhũng”

THỰC TRẠNG “SỢ SAI”, “SỢ TRÁCH NHIỆM”… TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY - ĐÔI ĐIỀU SUY NGẪM