VIỆT NAM XỨNG ĐÁNG LÀ THÀNH VIÊN HỘI ĐỘNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC (LHQ) NHIỆM KỲ 2023 – 2025
Việt Nam ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023 – 2025 đã được Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh thông báo chính thức tại khóa họp thường kỳ lần thứ 46 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (ngày 22/3/2022, tại Geneve, Thụy Sỹ). Nhân sự kiện này, nhằm tuyên truyền, lôi kéo, hướng dư luận quốc tế vào việc bỏ phiếu chống Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiêm kỳ tới (2023 – 2025), trên các trang mạng internet, blog cá nhân và các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết xuyên tạc về vấn đề này. Trong đó, Bút danh Nguyên Anh đã có bài viết “Lại giở trò ngụy biện lu loa” với những lời lẽ vu khống, bóp méo sự thật, dễ gây nhầm lẫn cho độc giả về tình hình nhân quyền (Quyền con người) ở Việt Nam khi cho rằng: “Việt Nam vi phạm và chà đạp nhân quyền”. Cùng với đó, Y đưa ra một loạt các thông tin sai sự thật, vô căn cứ về chủ trương, chính sách bảo vệ quyền con người của Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chúng ta phải khẳng định rằng, Việt Nam hoàn toàn xứng đáng ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc. Việc lần thứ hai Việt Nam ứng cử tham gia Hội đồng Nhân quyền LHQ thể hiện đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về quyền con người là hoàn toàn đúng đắn, lấy con người, bảo vệ quyền con người làm trung tâm.
Thứ nhất, Việt Nam với tư cách ứng cử viên của ASEAN, tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023 – 2025. Thông tin này ngay lập tức được nhiều thành viên LHQ hoan nghênh. Sự ủng hộ của quốc tế trong thời gian qua đã cho thấy, Việt Nam đang đi đúng hướng. Điều này được thể hiện rõ nét qua công tác phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam. Chính phủ đã triển khai hành động kịp thời, quyết liệt, coi việc bảo vệ sức khỏe, quyền lợi của người dân là ưu tiên cao nhất trong mọi chính sách, chương trình hành động; nỗ lực đẩy mạnh vấn đề an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau. Cộng đồng quốc tế đã ghi nhận Việt Nam như là hình mẫu trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Kết quả này có được là nhờ sự nỗ lực hành động về quyền con người, luôn đặt con người làm trung tâm trong mọi chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Đồng thời cho thấy, ASEAN đặt niềm tin khi Việt Nam tham gia vào Hội đồng nhân quyền, một tổ chức quan trọng của LHQ, đã thể hiện sự thống nhất trong ASEAN cũng như sự tín nhiệm của ASEAN đối với Việt Nam.
Thứ hai, thời gian qua, chỉ số phát triền con người (HDI) ở Việt Nam đã tăng 45,8%, đưa Việt Nam nằm trong danh sách các nước có tốc độ tăng HDI cao nhất trên thế giới. Theo Báo cáo chỉ số hạnh phúc của LHQ năm 2020, Việt Nam đứng thứ 83/156 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 11 bậc so với năm 2019. Cùng với đó, các thành tựu trong công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội là một trong những điểm sáng của Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận.
Thứ ba, những kinh nghiệm, nỗ lực của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014 – 2018, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ (2020 – 2021) và vai trò chủ tịch ASEAN 2020, đã tạo tiền đề, cơ sở để củng cố niềm tin của các nước ASEAN trong việc đề cử Việt Nam đại ASEAN ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023 – 2025.
Trước những luận điêu xuyên tạc, bôi nhọ, bóp méo sự thật của một số trang mạng ở trong và ngoài nước, phủ nhận những thành tựu nhân quyền của Việt Nam, vu cáo Việt Nam không có đủ năng lực để ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ, chúng ta, những công dân Việt Nam cần nhìn nhận, xem xét thật kỹ, phân biệt rõ “phải trái, trắng đen”, cảnh giác trước các luận điệu bôi nhọ, xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam, nhận thức đúng việc xử lý các vấn đề nhân quyền là phù hợp với pháp luật của Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là phù hợp với các quy ước, công ước của quốc tế về vấn đề nhân quyền mà Việt Nam tham gia. Điều 19 về công ước, về quyền dân sự, chính trị năm 1966 nêu rõ, quyền tự do ngôn luận phải có một số hạn chế nhất định. Các hạn chế này được quy định bằng pháp luật, tôn trọng các quyền, uy tín của người khác, nhằm bảo vệ quốc gia, trật tự xã hội. Tự do ngôn luận không phải quyền tự do tuyệt đối.
Việc Việt Nam ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 thể hiện mong muốn của Việt Nam trong việc đóng góp vào các nỗ lực chung của thế giới nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, đồng thời nó cũng khẳng định rằng, Việt Nam hoàn toàn xứng đáng để ứng cử vào tổ chức này./.
Nhận xét
Đăng nhận xét