48 năm sau Giải phóng miền Nam – Những thành tựu không thể phủ nhận, xuyên tạc

 Bất chấp sự phát triển, hòa bình, ổn định đất nước 48 năm sau Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các thành phần phản động, cực đoan, chống đối vẫn ra sức xuyên tạc rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam đã lừa dối nhân dân Việt Nam, tuyên bố sau khi thống nhất đất nước, nhân dân Việt Nam sẽ được ấm no, tự do, dân chủ, hạnh phúc; nhưng không phải vậy, miền Nam trước đây được biệt danh là “hòn ngọc Viễn đông” nhưng “giải phóng” vô thì họ mất nhà cửa, tiền bạc, bị tù đầy… nên hàng triệu người miền Nam buộc phải trở thành thuyền nhân, hàng ngàn người chết trôi, làm mồi cho cá mập; “Miền Bắc giải phóng miền Nam để dân miền Nam có được Tự do – No ấm”. Lớn lên mới thấy họ giải phóng miền Nam để “Đào Nam đắp Bắc””; chưa có khi nào mà đất nước ta lại “có nhiều quan tham nhũng, hủ bại như ngày hôm nay; cho rằng: “Như vậy thực chất ngày 30/4/1975 miền Nam không hề được giải phóng, mà còn bị cai trị của sự ngu dốt và man rợ”… Những luận điệu kiểu như trên cho thấy, họ tìm mọi cách nhằm hạ thấp, phủ nhận thành quả cách mạng. Thủ đoạn của các thế lực thù địch là cố tình đổi trắng, thay đen, xuyên tạc, bóp méo bản chất, tính chất và thành tựu to lớn của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta, nhất là những thành tựu của sự nghiệp đổi mới đất nước.

Trái ngược với những luận điệu xuyên tạc, thực tế đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, qua 48 năm xây dựng đất nước, từ hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại và 37 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Trong đó, thành tựu rõ nét nhất là nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; văn hóa, xã hội và đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ; chính trị – xã hội ổn định; quốc phòng – an ninh không ngừng được củng cố; thế và lực của đất nước được nâng lên.

Từ nước thiếu lương thực, trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới; kết cấu hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế, viễn thông phát triển mạnh mẽ, phủ khắp, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Việt Nam được các nước trên thế giới tin tưởng, công nhận và tôn trọng. Đây là minh chứng có sức thuyết phục mạnh mẽ nhất để đấu tranh, phản bác lại những quan điểm sai trái, thù địch.

Trong 93 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường XHCN. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; đất nước ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang tiến hành đổi mới mạnh mẽ, toàn diện; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chính trị – xã hội ổn định; quốc phòng – an ninh được giữ vững và tăng cường; quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

Nhìn tổng thể, hơn 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Nền kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, phấn đấu trở thành một nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045. Quy mô kinh tế Việt Nam tăng gấp 12 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng 8,3 lần, kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng 29,5 lần, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 22 lần.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 190 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có quan hệ ổn định lâu dài, đối tác chiến lược và chiến lược toàn diện với 30 quốc gia. Việt Nam tham gia nhiều tổ chức khu vực và quốc tế, như: Liên Hiệp Quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)…Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch COVID-19. Việt Nam duy trì được sự ổn định kinh tế vĩ mô; là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới.

Những thành tựu đó là kết tinh trí tuệ, sức lực và bản lĩnh Việt Nam. Phủ nhận thành quả cách mạng Việt Nam đồng nghĩa với phủ nhận một trong những trang sử hào hùng nhất của dân tộc; phủ nhận công lao, sự hy sinh xương máu của bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta; phủ nhận vai trò lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo đất nước của Đảng ta. Đó là việc làm hoàn toàn trái với sự thật, công lý và lẽ phải, xúc phạm quá khứ thiêng liêng của dân tộc, cần phải vạch trần, đấu tranh phê phán và bác bỏ.

Trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, mỗi cán bộ, đảng viên cần nêu cao tinh thần cảnh giác, vững vàng về lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị. Đồng thời, tin tưởng tuyệt đối vào đường lối đổi mới và sự lãnh đạo của Đảng, tích cực đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, làm thất bại âm mưu “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa.

Nhận xét

Bài viết nổi bật

Công an điều tra việc Học bổng Xã hội dân sự VOICE xuất hiện trên Website Đại học Vinh

Thực hư luận điệu “Đảng không có năng lực lãnh đạo phòng, chống tham nhũng”

THỰC TRẠNG “SỢ SAI”, “SỢ TRÁCH NHIỆM”… TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY - ĐÔI ĐIỀU SUY NGẪM