KÊU GỌI XÓA BỎ ĐIỀU 117, BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 - VẢI THƯA CÓ CHE ĐƯỢC MẮT THÁNH ?

 


Đám “rận chủ” liên tiếp diễn “khúc ca” đòi xóa bỏ điều 117, bộ luật hình sự năm 2015 hòng rộng đường cho các hoạt động chống phá, cổ súy cho “đồng bọn” của chúng là các đối tượng đang chờ xét xử, mục tiêu sâu xa là xóa bỏ vai trò cầm quyền, lãnh đạo của Đảng.

Cứ mỗi khi các phiên tòa xét xử các đối tượng tuyên truyền, chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (gọi chung là các đối tượng chống phá) như Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Lê Văn Dũng (Lê Dũng Vova), Nguyễn Trọng Hùng, … chuẩn bị diễn ra, đồng bọn của chúng – đám rận chủ lo ngại việc “tổn thất lực lượng” nên không ngừng lợi dụng chiêu bài “thư ngỏ”, “kiến nghị”, “tâm thư” nhằm “kêu oan”, “đòi trả tự do” cho các đối tượng đang bị xử lý. Nguy hiểm hơn, trên các trang phản động như Việt Tân, RFA Đài Á Châu Tự Do, Chân trời mới Media, Tiếng dân News, … đám rận chủ còn cho đăng tải các bài viết với nội dung đòi xóa bỏ Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015 với luận điệu đầy ngang tàng, kích động dư luận hòng rộng đường chống phá và âm mưu sâu xa nhất là hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối, xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta. Thế nên, việc nắm rõ âm mưu, bản chất của các thế lực thù địch là đặc biệt quan trọng là cơ sở, nền tảng để xây dựng luận cứ đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc.

Nội dung cơ bản của Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (gọi tắt là Bộ luật hình sự - BLHS) quy định về khung hình phạt về “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” cụ thể như sau: 

“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

(a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

 (b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;

(c) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý.

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động đòi xóa bỏ Điều 117, BLHS

Ngay sau khi điều 117 BLHS được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện là cơ sở pháp lý để xét xử các đối tượng chống phá, lợi dụng mạng xã hội, các đối tượng rận chủ kêu gọi đòi xóa bỏ điều 117 BLHS. Chúng vờ chỉ ra cái gọi là “mâu thuẫn” giữa điều 117 BLHS và Điều 25 Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Chúng rêu rao rằng, Điều 117 BLHS đang “bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam”, “dập tắt phản biện xã hội”, “điều 117 BLHS thể hiện sự mơ hồ của chính quyền”, “vi phạm dân chủ, nhân quyền”, thậm chí với lời lẽ cay độc “chính quyền sợ nhân dân nên phải đàn áp bằng điều 117”. Sau đó, chúng kêu gọi đồng bọn vào tương tác, bình luận hòng tạo nên “làn sóng dư luận”.

Mặt khác, chúng “phong tặng” cho các đối tượng đã bị xét xử những danh xưng mỹ miều như “các nhà hoạt động”, “tù nhân lương tâm”, … đang bị chính quyền “đàn áp”. Chúng đòi xóa bỏ điều 117 BLHS để “các nhà hoạt động được cống hiến cho dân chủ và nhân quyền”. Như vậy, chúng đã cố tình “đánh tráo bản chất” nhằm thực hiện mưu đồ xấu xa của mình.

Âm mưu phía sau luận điệu đòi xóa bỏ điều 117 BLHS

Về mục tiêu trước mắt: Giới “rận chủ” đòi xóa bỏ Điều 117 BLHS nhằm tạo ra kẽ hở về mặt pháp lý cho các đối tượng phản động, chống phá có cơ hội chống phá Đảng, Nhà nước ta. Chúng mong muốn “rộng đường dư luận” để những luận điệu xuyên tạc, hành chống phống phá được “xuôi chèo mát mái” mà thôi.

          Về ý đồ sâu xa: Với xuất phát điểm chúng đòi xóa bỏ điều 117, BLHS tạo “bước đệm” để tuyên truyền xuyên tạc về luật pháp Việt Nam, hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước ta, hòng gây mất niềm niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và Chính quyền nhân dân. Và ẩn dấu sau âm mưu thâm độc ấy, mục đích cuối cùng của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, các đối tượng phản động vẫn là chống phá chế độ XHCN, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng. 

Đòi xóa bỏ Điều 117, BLHS – “vải thưa có che được mắt thánh”

Không quá khó để nhận ra tấm “vải thưa” của các thế lực thù địch là âm mưu đòi xóa bỏ điều 117 BLHS, tuy nhiên để đấu tranh phản bác, làm thất bại âm mưu đó thì cần những “đôi mắt thánh” – đó chính là nhãn quan chính trị, bản lĩnh vững vàng của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Để “vải thưa” không che được “mắt thánh”, mỗi chúng ta cần nhận thức một số vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, điều 117 BLHS cũng hoàn toàn không vi phạm dân chủ nhân quyền mà ngược lại, điều 117 BLHS là một trong cơ sở pháp lý để đảm bảo dân chủ, nhân quyền ở nước ta. Điều 117 BLHS đã được chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần đảm bảo tính phù hợp với tình hình thực tiễn, thể hiện ý chí, niềm tin và khát vọng của nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Pháp luật của nước ta luôn đảm bảo tính công khai, minh bạch, khả thi và hiệu quả, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và bảo vệ quyền con người. Điều 117 BLHS được sửa đổi, bổ sung từ điều 88 BLHS năm 1999 được điều chỉnh tên, nội dung cụ thể hơn và mở rộng phạm vi nhằm phù hợp với quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Quy trình xây dựng luật pháp nói chung, Bộ luật hình sự nói riêng được tiến hành công khai, dân chủ, nhân dân được đóng góp phần tích cực trong quá trình hoàn thiện luật pháp, điều 117 BLHS được đông đảo nhân dân quan tâm, đóng góp ý kiến trước khi được ban hành chính thức. Vì thế, BLHS nói chung và điều 117 nói riêng mang tính nhân dân sâu sắc, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân trên con đường tiến tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 

 Thứ hai, điều 117 BLHS hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp 2013, hoàn toàn không có cái gọi là “mâu thuẫn”. Trong điều 25 Hiến pháp 2013 đã ghi rất rõ “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Thế nhưng các phần tử phản động lại chỉ tập trung ở các quyền mà cố tình lờ đi yêu cầu “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Tức là, các quyền tại điều 25 nêu trên phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật và đặc biệt, không ai được lạm dụng các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích Nhà nước, tập thể và công dân. Việc lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để chống phá Nhà nước, nhân dân là việc làm trái pháp luật và cần phải được xử lý theo luật pháp, vậy nên điều 117 BLHS là cơ sở pháp lý để xử phạt những kẻ có hành vi trái pháp luật trên là lẽ tất nhiên. Thử hỏi, làm gì có “mâu thuẫn” ở đâu hả các đối tượng xấu xa kia.

Thứ ba, Điều 117 BLHS hoàn toàn không “bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí” như các phần tử phản động rêu rao. Trong xã hội hiện đại, mạng xã hội đã trở nên thường trực với nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, kèm theo đó là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, cần có biện pháp kiên quyết về pháp luật, vừa khuyến cáo công dân ứng xử văn minh trên mạng xã hội, để tự do ngôn luận vận hành tích cực, đáp ứng yêu cầu phát triển lành mạnh của xã hội, con người. Điều 117 BLHS là căn cứ pháp luật để xét xử các đối tượng lợi dụng quyền tự do ngôn luận để tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước, chính quyền nhân dân tức là những hành vi vi phạm pháp luật. Ngược lại, những công dân chân chính, được hưởng quyền tự do ngôn luận trong giới hạn mà pháp luật quy định, phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Một lần nữa, chúng ta cần khẳng định rằng: các luận điệu đòi xóa bỏ Điều 11 BLHS của các đối tượng phản động là hoàn toàn sai trái và hết sức phi lý, thể hiện mưu đồ xấu xa, bản chất đen tối và "tâm cơ" độc địa của chúng. Mỗi chúng ta hãy là những đôi "mắt thánh" thật sắc sảo và bản lĩnh để biến ấm mưu của chúng dù có nham hiểm, tinh vi, xảo quyệt đến đâu cũng thành những tấm "vải thưa", bằng cách thường xuyên nhận diện và đấu tranh làm thất bại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng./.

Nhận xét

Bài viết nổi bật

Công an điều tra việc Học bổng Xã hội dân sự VOICE xuất hiện trên Website Đại học Vinh

Thực hư luận điệu “Đảng không có năng lực lãnh đạo phòng, chống tham nhũng”

THỰC TRẠNG “SỢ SAI”, “SỢ TRÁCH NHIỆM”… TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY - ĐÔI ĐIỀU SUY NGẪM