Việt – Mỹ nâng cấp quan hệ, Nguyễn Văn Đài “cay cú” xuyên tạc quan điểm ngoại giao cây tre!
Từ ngày 10-11/9/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đây cũng là chuyến thăm đánh dấu một cột mốc mới trong mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, hai bên bước sang một chương mới khi chính thức nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Thay vì chia sẻ thăng tiến mối quan hệ giữa 2 đất nước, 2 dân tộc này, những kẻ lâu nay khăng khăng đòi Việt Nam phải “thoát Trung, theo Mỹ” lại tỏ ra hậm hực, cay cú, thế nên ra sức xuyên tạc, chống phá sự kiện chính trị này. Một trong số những kẻ điên cuồng nhất là Nguyễn Văn Đài.
Chẳng hạn, trên trang Facebook Nguyễn Văn Đài đăng ngày 12/9 cho rằng: “Tổng Trọng có vẻ rất đắc ý với ngoại giao cây tre của mình… Các bạn đều biết kẻ đu cây tre nguy hiểm thế nào, nó quật ngược lại có khi mất mạng”. Nên nhớ, chính sách ngoại giao cây tre được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, quán triệt trong nhiều năm qua, trên cơ sở đúc rút, kế thừa bài học lịch sử dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao và thực tiễn thế giới hiện nay. Hơn thế nữa, hình ảnh cây tre, khóm tre, bụi tre… gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm qua và vẫn trường tồn cho tới ngày nay. Tre vững chãi vì gắn kết chặt chẽ với nhau, sống kết thành bụi, thành lũy, thành rừng, rễ bám sâu vào lòng đất, gió bão cũng phải chịu thua, gợi lên bài học về sự đoàn kết, đồng thuận, thống nhất. Cây tre giống thẳng, đại diện cho người quân tử, rất dẻo dai dù sóng dập mưa dồn hay bão tố tre vẫn hiên ngang. Mềm dẻo nhưng chắc chắn và mạnh mẽ chứ không bao giờ yếu ớt. Sau tất cả, tre vẫn đứng thẳng, đó là “dĩ bất biến”. Đong đưa theo gió là “ứng vạn biến”! “Ngoại giao cây tre” là ngoại giao của bậc thầy, của trí tuệ Việt Nam. Ngọn uyển chuyển, thân cứng cáp mà linh hoạt, gốc vững chắc. Đó là cây tre Việt Nam!
Trong bối cảnh kinh tế – chính trị toàn cầu biến động phức tạp, tạo ra nhiều cơ hội và cả những thách thức không hề nhỏ, ngoại giao “cây tre Việt Nam” đã thể hiện những bản sắc riêng giúp nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế. Cây tre Việt Nam sinh sôi, bám chắc ở mọi vùng đất, từ đất phù sa tới những nơi cằn cỗi, khắc nghiệt. Ngoại giao “cây tre Việt Nam” bén rễ từ nền văn hóa Việt Nam với truyền thống hòa hiếu nhưng cũng rất quật cường, anh dũng.
Bình luận về luận điệu xuyên tạc kệch cỡm, thể hiện sự cay cú của Nguyễn văn Đài, trong bài viết “Góc nhìn thiển cận của Nguyễn Văn Đài về ngoại giao cây tre của Việt Nam”, ông Hoàng Ngọc Giao đã chỉ ra:
Việc Đài và đồng bọn của ông ta ra sức xuyên tạc đường lối “ngoại giao cây tre” của Việt Nam, suy diễn sang việc “đu tre” cho thấy rõ tư duy nông cạn, góc nhìn thô thiển, đơm đặt với nhiều dụng ý cá nhân, mang tính thù địch, hạ thấp, phủ định thành công của sự kiện, hạ thấp vị thế, uy tín của Việt Nam. Phải khẳng định với Nguyễn Văn Đài rằng, chính đường lối “ngoại giao cây tre” đã góp phần đưa đất nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, để “Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Từ việc đẩy mạnh công tác đối ngoại, Việt Nam đã và đang tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi và huy động được các nguồn lực từ bên ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế – xã hội. Nếu cách đây hơn 30 năm, chúng ta mới có quan hệ kinh tế – thương mại với gần 30 nước và vùng lãnh thổ thì đến nay đã có quan hệ kinh tế – thương mại với 230 nước và vùng lãnh thổ; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đến nay đã đạt hơn 700 tỉ USD.
Việt Nam là một trong những quốc gia hiếm hoi có mối quan hệ đối ngoại chiến lược toàn diện với cả 3 cường quốc là Hoa Kỳ (siêu cường duy nhất trên thế giới), Trung Quốc và Nga; đặc biệt, chúng ta có mối quan hệ thân thiết với cả Triều Tiên – Hàn Quốc và Nhật Bản, các nước châu Âu, châu Phi, Mỹ La Tinh… Bối cảnh kinh tế phục hồi hậu Covid-19, xung đột Nga-Ukraine, cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các cường quốc, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nổi lên nhiều biến động… là những vấn đề xuyên suốt trong những năm qua và liên tục tạo ra nhiều thách thức. Tuy nhiên, vị thế và uy tín quốc tế của nước ta trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao, thể hiện sự đóng góp tích cực và đầy trách nhiệm của Việt Nam vào việc giữ vững hòa bình, hợp tác phát triển và tiến bộ trên thế giới. Tiếng nói, sáng kiến và cách thức giải quyết trên tinh thần bình đẳng, hòa hiếu và nhân văn của Việt Nam luôn nhận được sự đồng tình và ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Thực tế đó đã chứng minh đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, linh hoạt, phù hợp với xu thế thời đại, đồng thời, phản bác những nhận định mang tính quy chụp, suy diễn của các tổ chức thiếu thiện chí. Đường lối đó nhằm mục tiêu bao trùm là giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, thực hiện các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội.
Tinh thần nhất quán của Việt Nam là kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy tối đa sức mạnh nội lực, tranh thủ sức mạnh thời đại, giải quyết các tranh chấp bằng con đường hoà bình. Việc suy diễn, đơm đặt của những kẻ là chống phá như Nguyễn Văn Đài chỉ là chiêu trò gây hoang mang dư luận, tạo cớ xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam!
Nhận xét
Đăng nhận xét