Việt Nam – Biểu tượng của hòa bình, hữu nghị và tinh thần chiến thắng đói nghèo trong thế kỷ XXI

 


Dưới chiêu bài dân chủ, các thế lực thù địch không ngừng đưa ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc, nói xấu chế độ chính trị ở Việt Nam, gây mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Bài viết “Trì hoãn dân chủ hoá đất nước: Thêm một tội ác của Đảng CSVN”, đăng trên “Baoquocdan. org” của bút danh Quê Hương là điển hình cho sự xuyên tạc, bịa đặt này:

1. Trên thực tế, dân chủ ở Việt Nam là dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đây là bản chất của chế độ chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Nội dung cơ bản của dân chủ xã hội chủ nghĩa là tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Đảng, Nhà nước Việt Nam bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Dân chủ ở Việt Nam được vận hành theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở có hiệu quả trên thực tế, với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sau hơn 35 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990) mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn 1991-1995, GDP bình quân đã tăng gấp đôi, đạt 8,2%/năm; giai đoạn 2016-2019 đạt mức bình quân 6,8%. Mặc dù năm 2020 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19 nhưng tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực và trên thế giới, đạt 2.91%, đứng trong Top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, tương đương và vượt qua một số nền kinh tế lớn trong khu vực, kể cả một số “con Hổ” châu Á. Năm 2021, GDP tăng 2,58%, Việt Nam trở thành 1 trong 20 nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới về thương mại. Năm 2022, GDP tăng 8,02%, đạt mức tăng cao nhất kể từ năm 2011 đến nay, đây là mức tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Công tác giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng. Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 2,23% năm 2021. Năm 2022, tỷ lệ nghèo tiếp cận đa chiều là 3,6%, giảm 0,8 điểm phần trăm so với năm 2021. Có thể khẳng định rằng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng và thật đáng tự hào trên lĩnh vực kinh tế, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, sức mạnh tổng hợp quốc gia tăng lên đáng kể. Việt Nam được bạn bè thế giới mến phục, coi là biểu tượng của sự ổn định chính trị, tinh thần chiến thắng đói nghèo trong thế kỷ XXI, chưa bao giờ Việt Nam có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

2. Việt Nam khẳng định, nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn đặt lợi ích quốc gia – dân tộc là trên hết; đồng thời, chỉ ra nguyên tắc chung là phải luôn nỗ lực đạt được lợi ích quốc gia – dân tộc tới mức cao nhất có thể trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi, cùng phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Trong quan hệ với các quốc gia trước đây từng là kẻ thù xâm lược Việt Nam như Pháp, Nhật Bản, Mỹ… Việt Nam khẳng định, trên tinh thần: gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai, cùng các nước đã và đang nỗ lực thúc đẩy tiến tới quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, phát triển năng động và ngày càng sâu rộng trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác ở khu vực và trên thế giới. Trong quan hệ với các nước láng giềng, nhất là với Trung Quốc, Việt Nam khẳng định đây là mối quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm 16 chữ vàng: láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai và tinh thần 4 tốt: láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt, góp phần tích cực vào việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển. Việt Nam và Trung Quốc mong muốn hai nước phát triển quan hệ lâu dài, ổn định, ngày càng hiệu quả, thực chất theo tinh thần nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới. Như vậy, trong đối ngoại Việt Nam không quá coi trọng, đề cao hay xem nhẹ bất cứ mối quan hệ nào mà luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.

Những thành tựu về kinh tế – xã hội, thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội trong toàn thể Nhà nước và nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là minh chứng cho chúng ta phản bác lại những luận điệu sai trái, xuyên tạc của Quê Hương và những kẻ cùng hội, cùng thuyền như y trên “Baoquocdan. org”.

Nhận xét

Bài viết nổi bật

Công an điều tra việc Học bổng Xã hội dân sự VOICE xuất hiện trên Website Đại học Vinh

Thực hư luận điệu “Đảng không có năng lực lãnh đạo phòng, chống tham nhũng”

THỰC TRẠNG “SỢ SAI”, “SỢ TRÁCH NHIỆM”… TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY - ĐÔI ĐIỀU SUY NGẪM