Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2022

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI NỀN BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Hình ảnh
Gần đây trên  Vietnamthoibao.org,  có đăng tải bài viết:  Báo chí Việt Nam ngày càng tệ hại  của Hoàng Lan Mộc Châu vu cáo, xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nền báo chí cách mạng Việt Nam, bằng cách giật tít, thổi phồng một vài sự kiện, cùng với những lời lẽ cho rằng, báo chí cách mạng Việt Nam “chẳng tiến bộ hơn”, “bước tiến về phía sau vĩ đại” là do Đảng Cộng sản.           Đây là những lời lẽ thiếu khách quan, phiến diện của kẻ bất mãn chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ. Bởi ngay từ những ngày đầu thành lập báo chí cách mạng Việt Nam đã được Nguyễn Ái Quốc – Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta tổ chức, lãnh đạo và rèn luyện. Trong suốt chặng đường vẻ vang đó, báo chí đã thực sự trở thành một binh chủng, lực lượng đặc biệt, xung kích trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng góp lớn lao vào các cuộc kháng chiến, kiến quốc trường kỳ và vĩ đại của dân tộc. Bước vào thời kỳ đổi mới, báo chí góp phần to...

SỰ RÕ RÀNG GIỮA CÔNG VÀ TỘI!

Hình ảnh
Mới đây, trên trang  Danchimviet.info , có bài viết:  “Khi Cách mạng ăn tươi nuốt sống con mình”  của Nguyễn Hữu Liêm, đã lợi dụng việc một số cán bộ, đảng viên vi phạm bị xử lý trước pháp luật để quy chụp, bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Nội dung của bài viết thể hiện sự suy diễn một cách phiến diện nhằm đồng nhất toàn bộ đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, Nhà nước Việt Nam với một số đảng viên, cán bộ tham nhũng, thoái hóa, biến chất. Bởi vậy, cần vạch trần, phê phán và làm sáng tỏ ở những vấn đề sau: Một là, Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam luôn ghi công và tri ân những người có công với cách mạng nhưng cũng nghiêm khắc lên án, trừng trị những kẻ có tội với cách mạng.  Nền công lý Việt Nam vừa nghiêm khắc, vừa nhân văn là ở chỗ đó. Ghi nhận và tri ân những anh hùng lãnh tụ, người có công với làng xã, đất nước, dân tộc là một truyền thống của dân tộc Việt Nam. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện...

“TỰ TRỊ DÂN TỘC” - SỰ MƠ MỘNG HÃO HUYỀN

Hình ảnh
Trong chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với nước ta, hoạt động kích động người dân tộc thiểu số (DTTS) đòi ly khai tự trị dân tộc luôn là một trong những nội dung chủ đạo được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định an ninh chính trị ở các vùng DTTS... Qua theo dõi có thể thấy, thời gian gần đây, các thế lực thù địch đã dùng nhiều thủ đoạn, phương thức để tiến hành hoạt động ly khai, đòi tự trị dân tộc chống phá nước ta. Trong đó, chúng tập trung vào một số phương thức, thủ đoạn sau: Một là, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng các vấn đề về nguồn gốc  lịch sử  tộc người, đất đai, lợi dụng những hạn chế, thiếu sót trong việc thực hiện chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo phức tạp, giải quyết các “điểm nóng” tại địa phương; những tác động của mặt trái kinh tế thị trường... để tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nướ...

BÀI HỌC VỀ "CHÂN LÝ"

Hình ảnh
“Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân tức là không phải chân lý. Ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân-tức là phục tùng chân lý".  Đó là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài nói chuyện với cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, khi Người đến thăm trường ngày 21-7-1956. Đây là thời kỳ miền Bắc bước vào hàn gắn vết thương chiến tranh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tự do tư tưởng trong học tập, nghiên cứu là bản chất tốt đẹp của chế độ dân chủ mà nhân dân ta đang xây dựng; mục đích của tự do tư tưởng là để tìm ra chân lý và chân lý chính là lợi ích của quốc gia, dân tộc, của nhân dân. Do vậy, nếu đi chệch mục đích đó thì tự do sẽ trở thành phản dân chủ, thành tự do vô tổ chức. Lời dạy trên là minh chứng về phong cách nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm của C...

CẦN LOẠI BỎ TƯ DUY “CUỐC VÀO” TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Hình ảnh
  Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật là nhiệm vụ có tính rường cột trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Muốn xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng, vừa phù hợp với thực tiễn, vừa theo kịp xu hướng phát triển của thực tiễn đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo, dự thảo văn bản đó phải có trách nhiệm cao, có kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực mình được giao soạn thảo. Đặc biệt là các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào quy trình soạn thảo phải luôn công tâm, minh bạch, tuyệt đối không được đan cài lợi ích của ngành mình, tổ chức mình vào trong văn bản quy phạm pháp luật thì mới làm cho văn bản quy phạm pháp luật đạt được tính cách mạng và khoa học.

QUY ĐỊNH MỚI CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, SỰ NGHIÊM MINH TRƯỚC THAM NHŨNG, TIÊU CỰC

Hình ảnh
  Có thể nói Quy định số 07-QD/TW của Bộ Chính trị khoá XII về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm và Quy định số 102-QD/TW của Bộ Chính trị khoá XII về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm là “trụ cột”, là “hành lang pháp lý” để xử lý những sai phạm và đã đạt được thành tựu, bước ngoặt to lớn trong công cuộc đấu tranh và phòng, chống tham nhũng thời gian qua. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, đường lối, vì vậy, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng đòi hỏi phải có cương lĩnh, đường lối đúng đắn. Tính đúng đắn chính là xuất phát từ thực tiễn và khi thực tiễn thay đổi cũng phải thay đổi cho phù hợp, đó chính là tính cách mạng và khoa học. Quy định số 07 và Quy định 102 của Bộ Chính trị như nêu ở trên, tuy đã góp phần tạo bước ngoặt trong phòng, chống tham nhũng nhưng thực tiễn đã mới hơn, tham nhũng đã tinh vi hơn, nhiều hình thức hơn nên vẫn cần có những quy định mới, kịp thời để “bịt” hết lỗ hổng. Chính vì vậy, ngày 6/7 vừa qua, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã ký ban...

Tin giả, vì sao khó dẹp?

Hình ảnh
Tin giả là thứ virus độc hại, gây rối dư luận, khủng hoảng niềm tin và gây tổn hại nghiêm trọng về vật chất và tin thần cho xã hội. Tin giả nguy hiểm như vậy, nhưng việc dẹp thứ “dịch bệnh” này chưa bao giờ dễ dàng. Những ngày gần đây, một số tài khoản mạng xã hội lan truyền thông tin một cá nhân đứng đầu doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất định đối với thị trường chứng khoán, bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị áp dụng một số biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.      Ngày 11/7, Bộ Công an đã chính thức lên tiếng khẳng định những thông tin đó là tin đồn thất thiệt, không chính xác. Bộ Công an nêu rõ việc bịa đặt thông tin người đứng đầu các tập đoàn, doanh nghiệp lớn bị bắt, bị cấm xuất cảnh không những để lại hậu quả nặng nề với nền kinh tế, làm thiệt hại cho nhiều tổ chức và cá nhân, mà còn có dấu hiệu của phạm tội hình sự.     Hay trước đó, trong bối cảnh các em học sinh cả nước bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, một số đối ...

“Gây sóng từ bên ngoài” để “tạo bão ở bên trong” – Một thủ đoạn chống phá Việt Nam nguy hiểm

Hình ảnh
Lợi dụng cuộc xung đột giữa Nga và Ucraina, những người có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta đã triệt để khai thác internét, mạng xã hội, đài báo nước ngoài phản động để thực hiện “chiến dịch” tuyên truyền, phát tán tài liệu và các thông tin xấu, độc, chống phá Việt Nam, hướng mũi tấn công vào phá hoại Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Biểu hiện mới của thủ đoạn chống phá nổi lên nhiều điều đáng lo ngại, chúng ta cần có biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi những tác động tiêu cực của những thông tin xấu, độc. Những luận điệu sai trái, thù địch, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, chia rẽ Đảng và Nhà nước, chống phá chế độ ta Với tích cũ, chiêu trò mới, những người có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta “mượn gió bẻ măng”, mở “chiến dịch” chống phá Việt Nam. Lật tẩy chiêu trò này có thể điểm mặt, đặt tên các thủ đoạn thâm hiểm sau đây: (1) Cố ý thổi phồng, tạo sóng, đẩy nóng cuộc xung đột Nga và Ucraina để “tung hỏa mù”, “gây rối xã hội Việt Nam” thông qua việc sử dụng n...

Điểm sáng trong xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình

Hình ảnh
  Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình đã tồn tại hơn 33 năm, là tổ chức núp bóng tín ngưỡng, tôn giáo tuyên truyền tập hợp lực lượng quần chúng, lôi kéo đồng bào dân tộc Mông, âm mưu thành lập "Nhà nước Mông", thực hiện ý đồ "xưng vua", "li khai, tự trị", tìm cách móc nối trong ngoài, tìm kiếm sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch, tạo tiền đề hình thành, công khai hóa tổ chức chính trị đối lập trong nội địa. "Cao điểm, chiến dịch" xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Năm 2021, Chính phủ ban hành Đề án số 78 về "Đấu tranh, ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình". Bộ Công an và UBND tỉnh Bắc Kạn cũng đã ban hành kế hoạch về triển khai thực hiện Đề án số 78. Thực hiện các kế hoạch, Công an tỉnh Bắc Kạn chủ động tham mưu Tỉnh ủy Bắc Kạn ban hành chỉ thị về thực hiện cao điểm đấu tranh ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình, đặt ra lộ trình đến năm 2023 phải xóa bỏ tổ chức này trên toàn tỉnh Bắc Kạn. T...

Lá bài “nhân quyền” trong thời đại số

Hình ảnh
  Thời đại công nghệ số 4.0 sẽ ít nhiều làm thay đổi tư duy, nhận thức, tư tưởng, tình cảm của con người với thế giới chung quanh. Con người tiếp cận với tri thức nhanh chóng hơn, mở ra khả năng tương tác; phương thức tác động của chính quyền với người dân đa dạng hơn, nhất là thông qua mạng xã hội. Từ những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sẽ xuất hiện nhiều hơn một số xu thế mang tính phổ quát, bên cạnh những giá trị chung, truyền thống trong quan hệ xã hội ở các quốc gia nói chung với nhiều mức độ, đặc điểm khác nhau, như xu thế dân chủ hóa đi đôi với cá thể hóa; xu thế lớn trong đổi mới quản lý, quản trị quốc gia và trách nhiệm giải trình (chuyển đổi hệ thống hành chính mạnh mẽ sang chính phủ điện tử; phân cấp, phân quyền, minh bạch hóa thông tin; tăng cường nguồn lực tinh hoa cho bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả); tăng cường vai trò giám sát của người dân đối với hoạt động của bộ máy công quyền. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, các hoạt động tuyên truyề...

THỦ ĐOẠN VÀ MỤC ĐÍCH CỦA RFA QUA BÌNH LUẬN BỆNH “SỢ TRÁCH NHIỆM” Ở VIỆT NAM

Hình ảnh
  Với mục đích xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam, Đài Châu Á châu Tự do (RFA) đã không từ bỏ bất cứ âm mưu, thủ đoạn và cơ hội nào để chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Do vậy, bóc trần những thủ đoạn xấu xa, mục đích chính trị đen tối của RFA qua bài bình luận về “Bệnh “sợ trách nhiệm” vừa qua để người xem và nghe biết được là rất cần thiết. NHỮNG THỦ ĐOẠN ĐƯA TIN SAI LỆCH CỦA RFA 1. Đưa tin thật giả lẫn lộn.  Đây là một thủ đoạn cơ bản của RFA cũng như của nhiều đài báo có tư tưởng đối lập, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thường thì người xem – nghe sẽ được họ mà cụ thể ở đây là RFA đưa một cái tin tức thời sự rất “chính xác” đang diễn ra ở Việt Nam. Ví như: Đảng, Nhà nước, Quốc hội Việt Nam đang tổ chức kỳ họp nào đó, quyết định vấn đề gì đó, luận bàn về những việc nổi lên phải giải quyết gì đó mà báo đài chính thống của Việt Nam đang đưa tin. Cụ thể ở đây là Đảng, Nhà nước, Quố...

Cuộc ‘đấu tranh’ trong mỗi con người

Hình ảnh
  Phòng, chống tham nhũng là “cuộc đấu tranh ngay trong chính bản thân mỗi con người, trong mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình”. Cuộc “đấu tranh” này thực sự cam go, khốc liệt, thậm chí là có nhiều mất mát, đau xót. Toàn cảnh Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN Trong thời gian qua, công cuộc đấu tranh và phòng chống, xử lý tham nhũng đã được chỉ đạo và thực hiện một cách bài bản, đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả; khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân với tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”.  Trong giai đoạn 2012 – 2022, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 2.740 tổ chức đảng, hơn 167.700 cán bộ, đảng viên, trong đó có 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng. Nhiều cán bộ cấp cao cũng đã bị xử lý hình sự, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị, bộ trưởng, thứ trưởng, chủ tịch Ủy ban nh...

Không thể nhân danh “hoạt động vì môi trường” để vi phạm pháp luật

Hình ảnh
  Ngày 17/6, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt 24 tháng tù giam đối với bà Ngụy Thị Khanh – cựu Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh Green ID về tội trốn thuế theo Điều 200, Bộ luật Hình sự. Ngay sau đó, một số cá nhân, tổ chức thù địch, chống đối đã tung ra nhiều bài viết với thông tin không chính xác, bẻ lái theo hướng tiêu cực, tạo cớ can thiệp vào công việc của các cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam, đả kích chính quyền. Những luận điệu ngụy biện, trái bản chất Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị được dịp hùa vào “ăn theo”. Tổ chức Việt Tân xuyên tạc, suy diễn khi cho rằng “chính quyền bỏ tù các nhà hoạt động môi trường”, rồi kêu gọi Việt Nam “trả tự do cho bà Ngụy Thị Khanh”. Đài Á Châu tự do (RFA) đăng bài viết “Giám đốc xã hội dân sự Green ID bị bắt với cáo buộc trốn thuế”, tung ra những thông tin lập lờ nhằm đánh lận bản chất vụ án. Thay vì đưa thông tin đúng về vụ việc, RFA lại dẫn dắt người đọc đến các vấn đề “xã hội dân sự”. ...

Sự xuyên tạc công cuộc phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay

Hình ảnh
  Vừa qua, trên không gian mạng xuất hiện bài viết “Độc tài đẻ ra tham nhũng – không tham nhũng chế độ tiêu vong” của kẻ tự xưng danh “Lực lượng cứu quốc” đã bịa đặt, xuyên tạc, bôi nhọ công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đang được cả hệ thống chính trị và nhân dân quyết tâm thực hiện ở nước ta hiện nay. Thực tế nạn tham nhũng và xử lý tham nhũng là vấn đề lớn của tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong nhiều năm qua, truyền thông các nước đã đề cập và cộng đồng quốc tế đều biết đến việc có rất nhiều quan chức ở các nước trên thế giới, thậm chí là các nguyên thủ quốc gia đã bị truy tố, xử tù vì tội tham nhũng. Cụ thể như cựu tổng thống Pháp N.Sarkogy, cựu tổng thống Indonesia Suharto, cựu tổng thống Argentina C.Fernandez, nữ tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, … Cũng chính vì  xuất phát từ thực tế đó, Liên hợp quốc đã ban hành những Điều ước quốc tế về phòng, chống tham nhũng, được nhiều quốc gia quan tâm, ủng hộ và tham gia làm thành viên. Thế mà kẻ tự ...

Bạo hành trẻ em không phải là “bản chất” của chế độ xã hội ở Việt Nam

Hình ảnh
  Thời gian gần đây, trước tình hình vi phạm quyền trẻ em ở một số nơi gây bức xúc dư luận xã hội, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết, bài nói về vấn đề này. Bên cạnh những bài viết phân tích về tác hại, thực trạng, nguyên nhân và phương pháp khắc phục tình trạng bạo lực đối với trẻ em. Một số cá nhân, viện dẫn những vụ việc trẻ em bị bạo hành để đổ lỗi cho chế độ, hạ thấp uy tín của Đảng. Trong bài “Chúng ta làm gì để bảo vệ trẻ em”, với cái nhìn lệch lạc, Mạc Văn Trang đã cố tình cho rằng “dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng Cộng sản, cái ác càng lan tràn trong xã hội”, rồi tán dương những kẻ vi phạm pháp luật là “những công dân dũng cảm đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền”. Rõ ràng, đây là luận điệu sai trái, hòng phủ nhận vai trò lãnh đạo và hạ thấp uy tín của Đảng ta. Thứ nhất, bạo hành trẻ em không chỉ có ở Việt Nam Hiện nay, tình trạng bạo hành trẻ em đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, ở nhiều quốc gia với c...

Trăm sự phi lý phía sau “bộ cánh tự do tôn giáo”

Hình ảnh
  Một trong những nguyên nhân khiến các thế lực thù địch và đối tượng xấu thường xuyên bịa đặt, vu cáo về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam là nhằm bẻ lái luật pháp về tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam theo các tiêu chuẩn phương Tây. (Ảnh minh hoạ) NHỮNG ĐÒI HỎI VÔ LÝ, QUÁ TRỚN Những năm qua, do cách nhìn thiên lệch, thiếu thiện chí nên một số cá nhân, tổ chức hoạt động dưới danh nghĩa “người bảo vệ” tự do tôn giáo và nhân quyền thế giới vẫn tung ra những thông tin thiếu khách quan, những nhận định sai trái về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam.  Điển hình là gần đây, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) công bố báo cáo về tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2021, trong đó nêu tình hình và kết quả thực hiện tôn giáo của 27 nước và một số thực thể, tổ chức trên thế giới mà USCIRF đánh giá là có những vi phạm “nghiêm trọng” hoặc “đặc biệt nghiêm trọng” để đề xuất Bộ Ngoại giao Mỹ đưa vào “danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt” hoặc “danh sách cầ...