Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2022

3 VỤ VIỆC THÁCH THỨC PHÁP LUẬT VÀ SỰ NGHIÊM MINH “BẤT KỂ AI”

Hình ảnh
  Ba vụ việc vi phạm của nhóm “báo sạch”, bà Nguyễn Phương Hằng, thao túng thị trường chứng khoán được nhận định có tính chất thách thức chủ trương, pháp luật, dư luận xã hội, đã được xử lý nghiêm minh.  Sáng 31/3, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết 7 năm thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Nội chính Trung ương với Đảng ủy Công an Trung ương, Ban cán sự Đảng TAND Tối cao và Ban Cán sự Đảng VKSND Tối cao, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã nhắc đến việc xử lý nghiêm minh 3 vụ việc. Đồng chí Võ Văn Thưởng khẳng định, 4 cơ quan đã phối hợp chặt chẽ, tham mưu có hiệu quả cho Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế, đảm bảo kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật, góp phần hiện thực hóa và khẳng định quyết tâm chống tham nhũng của Đảng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”. Dẫn chứng 3 vụ việc gồm: vi phạm của nhóm "báo sạch", bà Nguyễn Phương Hằng,...

Giúp ‘Gen Z’ loại bỏ thông tin xấu, độc như thế nào trên không gian mạng?

Hình ảnh
  Rất nhiều ý kiến tâm huyết của đội ngũ trí thức trẻ được gửi đến cho tổ chức Đoàn để tận dụng, phát huy sức mạnh, nhiệt huyết của thế hệ trẻ trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, chuyển đổi số Anh Nguyễn Tường Lâm, bí thư Trung ương Đoàn, phát biểu mở đầu hội nghị chiều 29-3 – Ảnh: HÀ THANH Chiều 29-3 tại Hà Nội, trí thức trẻ, giảng viên trẻ, học sinh, sinh viên trong và ngoài nước cùng tham gia góp ý kiến cho dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII. Phát biểu mở đầu hội nghị, anh Nguyễn Tường Lâm – bí thư Trung ương Đoàn – cho biết dự kiến vào tháng 12-2022 sẽ diễn ra Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, là sự kiện chính trị quan trọng của tuổi trẻ cả nước. Anh chia sẻ, hội nghị hôm nay xin ý kiến của trí thức trẻ, các nhà khoa học, học sinh, sinh viên, lực lượng “tinh túy nhất” trong hệ thống đoàn viên, thanh niên, vừa có tri thức, vừa có nhiệt huyết, vừa có điều kiện để đóng góp cho tổ chức Đoàn.

Vẫn trò “vơ đũa cả nắm”

Hình ảnh
  Sau việc Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y và 12 quân nhân có vi phạm, những kẻ đội lốt “dân chủ” lại lợi dụng quy chụp, thổi phồng, “vơ đũa cả nắm”… rêu rao rằng: “Tham nhũng xảy ra ở toàn quân…”(!) Đây thực ra vẫn là trò cũ soạn lại của các đối tượng  chống phá , chỉ khác mức độ, tần suất được các trang mạng phản động đưa tin, giật tít nhằm thu hút sự chú ý của dư luận, tác động xấu tới tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, hòng làm suy giảm uy tín, vai trò của quân đội, tiến tới thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ với mưu đồ “phi chính trị hóa” quân đội. Thực tế cho thấy, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đều quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng thường xuyên chỉ đạo, triển khai, kiểm tra, ...

Vẫn là chiêu trò cũ rích, mục đích thâm độc, xấu xa của phản động Việt Tân

Hình ảnh
  Vẫn là chiêu trò cũ rích, mục đích thâm độc, xấu xa của phản động Việt Tân Công Minh Ngày 22 – 2- 2022, phản động Việt Tân Trương Quốc Huy phát trên N10Tv nhiều nội dung về việc phòng, chống tham nhũng của Việt Nam. Huy công khai phủ nhận mọi kết quả phòng, chống tham nhũng của Việt Nam và cho rằng : “Việt Nam vẫn lan tràn tham nhũng”, tham nhũng “xảy ra ở đủ thứ”, tham nhũng “từ hang cùng ngõ hẻm”, “chống tham nhũng kiểu đốt lò của Việt Nam không hết được tham nhũng mà tham nhũng ngày càng nhiều  hơn”… Trên thực tế, phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam luôn được triển khai kiên quyết, kiên trì với chủ trương, chính sách đúng, biện pháp hiệu quả, hợp ý Đảng, lòng dân và đem lại kết quả rất tích cực, có ý nghĩa về nhiều mặt. Qua đó nhân dân thêm tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, đất nước phát triển giàu mạnh…Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định trong nhiệm kỳ Đại hội XII: “Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí chuyển biến mạnh mẽ được lãnh đạo, chỉ ...

Phòng chống sự chia rẽ, bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình hiện nay

Hình ảnh
  Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam”. Lịch sử cho thấy, các thế lực thù địch, phản động từ trước đến nay chưa bao giờ từ bỏ âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mặt khác, có những hạn chế, khuyết điểm bên trong nếu không sớm được khắc phục có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc và nguy hiểm hơn là khi bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng chống phá... Âm mưu chia rẽ và thách thức bên trong Ngay khi Chính phủ quyết định tăng cường các lực lượng tham gia phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và một số địa phương phía Nam, trên mạng xã hội lập tức xuất hiện những bài viết xuyên tạc, trắng trợn vu cáo Đảng, Nhà nước sử dụng quân đội để trấn áp nhân dân miền Nam. Thâm độc hơn, một số tổ chức phản động đã cắt ghép nhiều hình ảnh hoạt động của bộ đội và lu loa rằng “Hà Nội huy động l...

Xuyên tạc việc khởi tố bị can Nguyễn Phương Hằng để bôi nhọ chính quyền

Hình ảnh
  Ngày 24/3, Công an TP Hồ Chí Minh đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng, sinh năm 1971, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam, trú tại 17-19 Ngô Đức Kế, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh. Ngay sau đó, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã lợi dụng để xuyên tạc, hướng lái bản chất vụ việc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước. Một số tổ chức, hội nhóm phản động như Việt Tân, Hội Anh em dân chủ; các hãng truyền thông hải ngoại vốn thiếu thiện chí với Việt Nam như RFA, RFI, VOA… đã đưa ra nhiều bài viết, hình ảnh, video có nội dung xuyên tạc, sai trái. Điển hình trên mạng facebook của Việt Tân vu cáo: “Công an sử dụng Điều 331 để khởi tố bà Hằng là sai trái”, rồi suy diễn thành việc “doanh nhân đối đầu với thế lực chính trị như việc trứng chọi đá”. Bài viết đưa ra luận điệu hết sức lố bịch rằng: “Ở Việt Nam này luật pháp không tồn tại”, “quyền tự do dân chủ bị bóp nghẹt”... Việt Tân...

SỰ THẬT VỀ “ĐẠO CHÂN KHÔNG”

Hình ảnh
“Đạo Chân không” hoặc “đạo Lưu Văn Ty” do Lưu Văn Ty, sinh năm 1954 tại Hà Nội sáng lập. Lưu Văn Ty có trình độ học vấn 7/10, vợ của ông này là bà Lê Thị Oanh, sinh năm 1947, nguyên là giáo viên cấp I, bỏ nghề dạy học giúp Lưu Văn Ty hành nghề. Sau đó, ly thân với Lưu Văn Ty về sống ở Cẩm Hưng, Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Trước đây, Lưu Văn Ty từng làm công nhân kỹ thuật lái máy kéo, bị kỷ luật do trộm cắp tài sản, bị buộc thôi việc về địa phương sinh sông. Sau đó, Lưu Văn Ty vào miền Nam tìm hiểu kinh sách Phật giáo, trở về địa phương tự xưng là nhà sư, tuyên truyền là đã nói chuyện được với “người nhà trời” và có năng lượng siêu phàm để chiêu dụ và cứu rỗi chúng sinh. Xuất hiện đầu tiên tại tỉnh Hà Tĩnh, dưới hình thức tín ngưỡng đạo Phật, Lưu Văn Ty đã tổ chức làm lễ tại đền Võ Miếu (phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh). Ban đầu, hoạt động của Lưu Văn Ty chỉ thuần túy Phật giáo nên đã thu hút được nhiều người mộ đạo theo. Sau khi tập hợp lôi kéo được nhiều người, Lưu Văn Ty đã dựng l...

Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối quốc phòng toàn dân

Hình ảnh
  Đường lối quốc phòng toàn dân (QPTD) là sự nhận thức nhất quán của Đảng ta nhằm xây dựng nền QPTD vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối quốc phòng toàn dân. Ảnh: tuyengiao.vn Tuy nhiên, thời gian gần đây các phần tử cơ hội chính trị và các thế lực thù địch tung ra những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD một cách lạc lõng. Vì vậy, nhận diện, đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD là nhiệm vụ cấp bách trong tình hình hiện nay. Âm mưu thâm độc Mục đích xuyên suốt của các thế lực thù địch là xuyên tạc, phủ nhận bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc; phủ nhận tính chất “tự vệ chân chính” trong đường lối QPTD của Đảng ta; hướng lái Việt Nam theo quỹ đạo của chính sách quốc phòng tư sản.  Những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD trước hết xuất phát từ các thế lực thù địc...

Lại diễn kịch “Giải thưởng Phụ nữ dũng cảm quốc tế”!

Hình ảnh
  Ngày 14/3, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken được nhiều trang thông tấn báo chí nước ngoài như BBC, VOA… cho biết đã chủ trì lễ trao giải thưởng Phụ nữ dũng cảm quốc tế (IWOC) cho Phạm Thị Đoan Trang. Thông tin nêu, ngoài Phạm Thị Đoan Trang còn có 11 phụ nữ khác trên toàn cầu được “biểu dương lòng dũng cảm, sức mạnh và khả năng lãnh đạo đặc biệt của họ trong việc vận động cho hòa bình, công lý, nhân quyền, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng của mình”. Những người này đến từ các nước Bangladesh, Brazil, Burma, Colombia, Iraq, Liberia, Libya, Moldova, Nepal, Romania, South Africa. Phạm Thị Đoan Trang được đính kèm với cụm từ “nhà báo độc lập”, như để tránh nhầm lẫn giữa Trang “báo chí” với một bà Trang nào khác. Sau khi dùng những từ ngữ ca ngợi “đóng góp của nữ nhà báo độc lập Phạm Thị Đoan Trang đang bị giam cầm tại Việt Nam”, Ngoại trưởng Hoa Kỳ lên án “sự giam cầm bất công đối với bà, chúng tôi kêu gọi phóng thích cho bà ngay lập tức”. Được biết, buổi lễ có sự hiện diện của Đệ ...

Thủ đoạn bôi nhọ chính sách bảo hộ công dân Việt Nam tại Ukraine

Hình ảnh
  Chính phủ Việt Nam luôn thực thi chính sách bảo hộ công dân tại nước ngoài với tinh thần “tương thân tương ái” hỗ trợ tối đa để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đặc biệt là các điểm nóng xung đột, chiến tranh như Trung Đông, Bắc Phi và hiện nay là xung đột giữa Nga và Ukraine. Tuy nhiên, các thế lực thù địch và những thành phần tự xưng đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền luôn rêu rao các quan điểm sai lệch về chính sách bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài nhằm gây hoang mang dư luận, làm suy giảm niềm tin của công dân trong và ngoài nước đối với Đảng, Nhà nước Việt Nam. Luận điệu này thể hiện trên một số điểm sau: - Phủ nhận vai trò của các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Nga và Ukraine trong hỗ trợ người dân sơ tán khỏi vùng chiến sự. Truyền thông hải ngoại như đài RFA, BBC tiếng Việt, VOA, facebook của tổ chức khủng bố Việt Tân… đã vẽ ra bức tranh quy kết chính quyền Việt Nam “đứng ngoài lề, dửng dưng với những người dân đang kẹt lại tại khu vực xung độ...

Tái diễn luận điệu sai lệch về phòng, chống COVID-19 trong giai đoạn mới

Hình ảnh
  Mặc dù không nắm rõ chính sách phòng, chống dịch COVID-19 của Đảng, Nhà nước ta cũng như không tham gia đóng góp công sức vào công cuộc chống dịch gian nan, vất vả của mọi tầng lớp trong xã hội, tuy nhiên, một số trang tin, tài khoản mạng xã hội, điển hình như Đài Á châu Tự do (RFA) đăng tải nhiều bài viết sai lệch, phiến diện về công tác phòng, chống dịch. Những bài viết này còn hướng lái dư luận, kéo theo đó là hiệu ứng đám đông, “a dua” trên mạng xã hội khiến cho người đọc hiểu sai lệch về chính sách phòng, chống dịch của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Mỗi khi Chính phủ hay các bộ, ban, ngành đưa ra chính sách, chủ trương mới về phòng, chống dịch COVID-19, dù chưa hiểu rõ và cũng không nắm chắc các cơ sở đề xuất về các chính sách đó nhưng nhiều đối tượng chống đối chính trị, đối tượng phản động, các trung tâm truyền thông thiếu thiện chí lại nhanh chóng đưa ra các quan điểm trái chiều, sai lệch, gây phân tâm dư luận. Tại phiên họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ...

Bác bỏ luận điệu xuyên tạc đường lối đối ngoại Việt Nam

Hình ảnh
  Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; vừa hợp tác vừa đấu tranh; kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược, “dĩ bất biến ứng vạn biến”; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở luật pháp quốc tế là  nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định nguyên tắc nền tảng và tư tưởng chỉ đạo của đối ngoại Việt Nam, đó là: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; ý chí tự lực, tự cường và nội lực là quyết định, cơ bản, lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng; kết hợp chặt chẽ giữa các trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân và giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh để tạo thế chân kiềng vững ...

Đập tan chiêu trò mượn danh Tổ chức Human Rights Watch để xuyên tạc nhân quyền ở Việt Nam của Phạm Phú Khải

Hình ảnh
  Vẫn là chiêu trò ấu trĩ của Phạm Phú Khải hòng chống phá Đảng và Nhà nước. Mới đây, trên trang   Voatiengviet,   Phạm Phú Khải có bài viết “Nhân quyền Việt Nam qua lăng kính Human Rights Watch”. Trong bài viết Y dựa vào bản phúc trình hằng năm của Tổ chức theo dõi Nhân quyền (HRW) để biên tập, trích dẫn các vấn đề liên quan đến quyền con người ở một số nước trong đó có Việt Nam. Điều nguy hiểm là Y đánh lừa người dân bằng cách lấy cái uy của tổ chức HRW, một tổ chức mà Y thừa hiểu rằng, tổ chức này hoạt động độc lập và đã từng có những nhận định thiếu khách quan, phản ánh không đúng sự thật, quy chụp về nhân quyền ở Việt Nam, hòng kêu gọi, kích động, lôi kéo người dân cùng lên án về nhân quyền ở Việt Nam. Vậy, bản chất của HRW là gì? Việt Nam đã đảm bảo nhân quyền như thế nào? Tất thảy chúng ta biết rằng: 1. Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) là một tổ chức phi chính phủ, nghiên cứu và cổ vũ cho nhân quyền, thành lập năm 1978, trụ sở đặt tại New York, Mỹ.  HRW có nh...

Bác bỏ “khuyến nghị” đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần được quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC) của USCIRF

Hình ảnh
  Vừa qua, trong báo cáo về tình hình tôn giáo quốc tế năm 2021, USCIRF (Ủy hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế) đã “khuyến nghị” với Chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách CPC (các quốc gia cần được quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo). Lợi dụng báo cáo của tổ chức này, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã đăng tải, phát tán nhiều bài viết xuyên tạc tình hình tôn giáo ở nước ta nhằm chống phá Đảng, Nhà nước. Thực tiễn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta đã bác bỏ những luận điệu của chúng. Thứ nhất, các tôn giáo ở Việt Nam hoạt động đúng pháp luật, có những đóng góp tích cực trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Theo Điều 21, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016: Tổ chức được công nhận là tổ chức tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện: Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; Có hiến chương theo quy định, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội...

NHÌN VÀO CUỘC CHIẾN TRANH GIỮA NGA VÀ UKRAINA NGHĨ VỀ VẤN ĐỀ “NGOẠI GIAO CÂY TRE” CỦA VIỆT NAM

Hình ảnh
Cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraina vẫn đang có những diễn biến hết sức phức tạp, để xảy ra câu chuyện đáng buồn như ngày hôm nay đó chính là con đường lắt léo mà ngài TT đương nhiệm của Ukraina đã chọn. Cuộc chiến này diễn ra trong bối cảnh NATO đang muốn thâu nạp nốt những thành viên cuối cùng của Liên bang Xô Viết là Ukraina và kéo theo đó là các mối đe dọa an ninh quốc gia tới sát biên giới của Nga khiến cho Tổng thống Putin ăn không ngon, ngủ không yên khi việc sát nhập Ukraina vào NATO đồng nghĩa với việc họ sẽ mở rộng về phía Đông của NATO các căn cứ quân sự và đó chính là mối đe dọa hiện hữu với Nga trong tương lai. Theo đó, việc Ukraine gia nhập liên minh quân sự của phương Tây bị cho là “hành vi thù địch”. Bên cạnh đó, một trong những lý do khiến Putin nổi đóa chính là những hành động của những kẻ vô ơn khi kéo đổ tượng đài LêNin, muốn xóa bỏ tận gốc những tàn tích của chủ nghĩa Cộng sản, quay lưng vớ...

Luận điệu suy diễn, xuyên tạc quan điểm của Việt Nam về xung đột Nga – Ukraine

Hình ảnh
  Mặc dù Việt Nam đã nhiều lần nêu quan điểm chính thức về xung đột Nga - Ukraine, đó là Việt Nam kêu gọi các bên liên quan giảm leo thang căng thẳng, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh, nhằm đạt được giải pháp lâu dài trên cơ sở luật pháp quốc tế, ấy thế nhưng, trên Internet, mạng xã hội, một số người lại đang cố tình đưa ra những luận điệu sai trái, suy diễn xuyên tạc nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín, danh dự của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Ngày 2/3, tại phiên họp khẩn cấp lần thứ XI, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua nghị quyết kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine. Sau khi nghị quyết trên được thông qua và thông tin các nước thành viên LHQ thể hiện quan điểm, trên một số diễn đàn Internet, mạng xã hội, một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đã đưa ra những luận điệu sai trái, suy diễn rằng quan điểm của Việt Nam là “mơ hồ, không rõ ràng”, Việt Nam đã không đi theo số đông, cố tình tìm cách lựa chọn quan điểm trung lập đối với cuộc xung đột Nga - Ukrai...

Bài cuối: “Điểm mặt” thủ đoạn gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Hình ảnh
Để lôi kéo được nhiều người tham gia, những đối tượng cầm đầu, cốt cán ở trong và ngoài nước đã dùng mọi thủ đoạn từ tuyên truyền xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đến kích động người dân đấu tranh chống đối chính quyền. Điển hình như lợi dụng các buổi sinh hoạt chung để mở băng cát sét hay gọi điện thoại để người tin theo trực tiếp nghe đồng tộc lưu vong ở nước ngoài kêu gọi tách ra thành lập các tổ chức tôn giáo riêng của người dân tộc thiểu số; tham gia biểu tình, bạo loạn thành lập “Nhà nước Đề ga”. Thực tế cho thấy các đối tượng thường kích động, ép buộc người tin theo tẩy chay các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương (như: không đóng thuế, không thực hiện nghĩa vụ quân sự, không đồng ý cho xây dựng các công trình công cộng phục vụ dân sinh ở địa phương, không thực hiện kế hoạch hoá gia đình, không cho trẻ em uống vác xin phòng bệnh, ốm đau không cần đến các cơ sở y tế để khám và chữa trị mà chỉ cần tổ chức cầu n...

Luận điệu xuyên tạc Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở

Hình ảnh
  Thời gian qua, các cơ quan chức năng tổ chức hội nghị, hội thảo lấy ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia và quần chúng nhân dân về Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) tại cơ sở. Thực tế, khi Dự án Luật được soạn thảo với những vấn đề mới thì việc có những ý kiến khác nhau, tán thành hay chưa tán thành nội dụng, vấn đề nào đó là điều bình thường. Tuy nhiên, việc góp ý với động cơ xây dựng với việc lợi dụng để chống phá là hai vấn đề khác nhau. Một số đối tượng cơ hội chính trị và các cá nhân vì động cơ sai lệch đã tăng cường các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, chống phá dự thảo Dự án Luật. Trong thời gian này, Đài Á châu tự do (RFA) đăng tải, phát tán một số bài viết xuyên tạc, chống phá Dự án Luật và ngay sau đó, nhiều trang mạng của các tổ chức phản động lưu vong đăng tải theo kiểu “tát nước theo mưa”. Đài Á châu tự do dẫn ý kiến đối tượng V.M.Đ, vốn là cựu sĩ quan quân đội biến chất bị tước quân tịch, xuyên tạc rằng, Nhà nước muốn tạo ra một mạng lưới ...

Bài 2: Vạch trần âm mưu xuyên tạc lịch sử, phá hoại thuần phong mỹ tục văn hoá dân tộc

Hình ảnh
  Những hoạt động của các "hiện tượng tôn giáo mới" đã có tác động không nhỏ đến lĩnh vực văn hoá, đạo đức. Một số “hiện tượng tôn giáo mới” xuyên tạc lịch sử, phá hoại đạo đức và thuần phong mỹ tục văn hoá của dân tộc, chống đối, nói xấu chế độ, tuyên truyền làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.  Một số “hiện tượng tôn giáo mới” có biểu hiện xâm phạm nhân phẩm, sức khỏe con người, gây ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội, làm thay đổi và xáo trộn về nếp sống, tập quán truyền thống của nhân dân... Khi chuyển đổi tôn giáo, tín ngưỡng để theo các “hiện tượng tôn giáo mới”, do khác biệt về tín ngưỡng đã góp phần tạo nên sự phân hóa, mâu thuẫn giữa người theo và không theo “tôn giáo” trong cùng một cộng đồng, một tộc người và các dân tộc trên địa bàn. Đây là một trong những yếu tố góp phần làm thay đổi lối sống và các mối quan hệ trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, tộc người và các dân tộc; là nhân tố làm nảy sinh mâu thuẫn, bất đồng giữa bộ phận dân cư theo và k...

Bài 1: Những tác động xấu trong truyền đạo của các “hiện tượng tôn giáo mới”

Hình ảnh
  Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng như quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động bình thường theo quy định của pháp luật và bình đẳng trước pháp luật. Qua đó, nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Theo tinh thần đó, các hoạt động truyền đạo trái phép và tà đạo không những gây nhiều hậu quả tai hại cho lợi ích của xã hội, của Nhân dân mà còn cả cho sự hoạt động bình thường của tín ngưỡng, tôn giáo đã được Nhà nước công nhận.  Một số “hiện tượng tôn giáo mới” trong quá trình tuyên truyền và phát triển đạo đã liên hệ đến mặt trái, tiêu cực trong đời sống xã hội, đặc biệt là vấn đề tham nhũng, tiêu cực lãnh đạo điều hành c...